Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Hiệp Hòa >> Nhịp sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề

Cập nhật: 07:00 ngày 27/07/2019
(BGĐT) - Nghề mộc, tái chế nhựa, gia công linh kiện bếp ga mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ dân ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nhưng kéo theo đó là gia tăng ô nhiễm môi trường. 

Đốt nhựa tái chế, thôn lân cận kêu trời

Trong số 1.704 cơ sở sản xuất, kinh doanh của toàn huyện thuộc diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, đến nay đã có 1.161 cơ sở được UBND huyện và các xã, thị trấn xác nhận, đạt 67%. 

{keywords}

Phế liệu tập kết ở khu tái chế nhựa thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh.

Hầu hết các hộ này đều làm nghề sản xuất, kinh doanh mộc, tái chế nhựa lâu năm, mang lại giá trị kinh tế cao; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, nhất là người trung tuổi khó tìm việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp.

Mang lại lợi ích kinh tế nhưng vệ sinh môi trường ở những thôn xóm có nghề lại đi xuống. Trên thực tế, nhiều hộ dù đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng vẫn không thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết với chính quyền. Đơn cử như thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh hiện có 12 hộ làm nghề tái chế nhựa. 

Mỗi ngày, các cơ sở dùng lò than để đun chảy hàng chục tấn ni lông, bao dứa dùng sản xuất dây thừng, hạt nhựa, cung cấp trở lại cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 

Ông Vũ Quang Huy, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: Trước đây, các hộ làm nghề đều sản xuất ngay tại gia đình. Để hạn chế ô nhiễm ảnh hưởng đến người dân xung quanh, năm 2012 cả 12 hộ đều di chuyển ra khu vực cánh đồng thuộc thôn, cách khu dân cư khoảng 800m để sản xuất tập trung. Trung bình mỗi hộ có khoảng 8-10 lao động làm thuê, thu nhập từ 3-7 triệu đồng/người/tháng.

Đến khu vực này, chúng tôi chứng kiến rác thải chất đống lấn cả đường đi. Tại đây, những loại rác không tái chế được đổ trực tiếp ra vệ đường, lưu cữu lâu ngày nước rỉ xuống ruộng và sông Cầu, bốc mùi hôi thối. Mùi khói khét lẹt từ nhựa phế liệu cháy bốc lên khiến cả vùng ngột ngạt. Nhiều hộ dân ở thôn lân cận như Gò Pháo, Ninh Tào phản ánh: Khói, bụi từ các hộ này bay sang khiến sản xuất nông nghiệp giảm sút, sức khỏe người dân cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài thu gom, tái chế phế liệu, toàn huyện có khoảng 2 nghìn cơ sở làm nghề mộc, tập trung nhiều ở các xã: Mai Đình, Hương Mai, Đông Lỗ, Xuân Cẩm, Châu Minh, Đoan Bái. Tại xã Xuân Cẩm hiện có khoảng 150 hộ làm nghề. Đa số các hộ đã mua máy hút mùi, hút bụi song công suất nhỏ, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Thềm, một hộ làm mộc ở thôn Cẩm Xuyên nói: “Hiện nay, đơn hàng không còn dồn dập như trước nên phải tính toán đầu tư máy móc, thiết bị sao cho phù hợp. Dù biết việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng chi phí để đầu tư hệ thống máy hút mùi, bụi khép kín trên thị trường có giá từ 250-400 triệu đồng nên tôi và các hộ làm nghề khó có điều kiện trang bị”.

Rà soát, xử lý các điểm ô nhiễm nổi cộm

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hiệp Hòa đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ở các xã có nhiều hộ làm nghề tái chế nhựa, sản xuất nghề mộc, đồ gia dụng, mây tre đan. 

Ông Vũ Quang Toản, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Một trong những giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ở khu dân cư là việc xử lý vi phạm. Vì vậy, huyện thành lập tổ kiểm tra liên ngành với thành viên gồm có đội quản lý và trật tự xây dựng, công an, đại diện các xã, thị trấn. Trong năm 2018 và 6 tháng năm 2019, huyện đã ra quyết định xử phạt hành chính 11 cơ sở, doanh nghiệp vi phạm môi trường với số tiền hơn 500 triệu đồng.

Vừa qua, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với hộ ông Hà Viết Tưởng, thôn Châu Lỗ, xã Mai Đình; Công ty cổ phần Việt Ngọc, xã Hợp Thịnh; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Sản xuất Thương mại công nghệ mặt trời, xã Thanh Vân do xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Một trong những khó khăn hiện nay là cơ quan chức năng thiếu chế tài mạnh với các cơ sở chây ỳ. Trước đây, Nghị định 179 về lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính phủ năm 2013 cho phép cơ quan chức năng áp dụng biện pháp dừng cung cấp điện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về môi trường. 

Tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, khi thực hiện Nghị định 155 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường thì giải pháp cưỡng chế nói trên không còn được thực hiện. Huyện kiến nghị UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ sửa đổi quy định để có chế tài xử lý mạnh tay với các cơ sở chây ỳ, cố tình vi phạm.

Được biết, tháng 11- 2018, HĐND tỉnh khảo sát vấn đề môi trường tại khu vực làm nghề tái chế nhựa của các hộ dân ở thôn Đồng Đạo. Theo đó, đoàn khảo sát đã yêu cầu UBND huyện, xã Hợp Thịnh hướng dẫn các hộ tái chế nhựa có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí. Trước thực tế này, cuối năm nay, UBND huyện sẽ đánh giá lại việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường ở các hộ này. Nếu còn tái diễn sẽ có giải pháp xử lý triệt để.

Cùng với giải pháp trên, theo ông Tạ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, thời gian tới huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát, duy trì hiệu quả mạng lưới cộng tác viên môi trường toàn huyện để kịp thời nắm bắt, xử lý các vụ việc nổi cộm, phát sinh. Tiếp tục chỉ đạo các xã chú trọng công tác hậu kiểm sau xử lý vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành của các hộ sản xuất, kinh doanh.

Trăn trở hướng đi cho làng nghề
(BGĐT) - Làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa. Đây cũng là nơi tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo nguồn thu nhập cho người dân. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị trường, một số làng nghề tại Bắc Giang đang có nguy cơ mai một. 
Học sinh trải nghiệm ở làng nghề truyền thống
(BGĐT)- Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Bắc Giang vừa có buổi tham quan học tập và trải nghiệm tại làng nghề truyền thống bún Đa Mai.
Doanh nghiệp “bắt tay” với làng nghề: Thuận đầu ra, tăng giá trị sản phẩm
(BGĐT) - Các làng nghề Bắc Giang bên cạnh việc bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống cũng đang từng bước bắt nhịp với xu thế hội nhập. Trong đó, doanh nghiệp (DN) liên kết ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, hỗ trợ các làng nghề phát triển, nhất là trong phân phối sản phẩm. 
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làng nghề
(BGĐT)- Trước dự báo năm nay tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó khăn, các doanh nghiệp (DN), làng nghề trên địa bàn TP Bắc Giang đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, duy trì tăng trưởng.
Tăng sức cạnh tranh của làng nghề
(BGĐT)- TP Bắc Giang hiện có một số làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thực phẩm như bánh đa Kế, bún bánh Đa Mai có lịch sử hàng trăm năm. Nhờ làm nghề, nhiều hộ dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, số hộ làm nghề đang có xu hướng giảm mạnh.
Để sản phẩm làng nghề vươn xa
(BGĐT) - Không chỉ tổ chức tốt sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh tiếp thị, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa, tạo thêm việc làm cho người dân.
An toàn lao động ở làng nghề mộc: Nhiều người còn xem nhẹ
(BGĐT) - Nghề mộc mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bởi bụi, tiếng ồn và hóa chất độc hại. Vì cuộc sống mưu sinh, người dân thường ngày đối diện với rủi ro nhưng vẫn chủ quan, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động. Trong khi công tác quản lý, giám sát lĩnh vực này của chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ. 

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...