Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Hiệp Hòa >> Nhịp sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xã Thường Thắng (Hiệp Hòa): Năng động chuyển đổi nghề

Cập nhật: 10:48 ngày 27/09/2019
(BGĐT) - Từ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, kết hợp dạy nghề, thời gian qua, lao động nông thôn xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã có việc làm ổn định, thu nhập khá. 

Làm giàu từ nghề phụ

Bà Nguyễn Thị Dung, Bí thư Đảng ủy xã Thường Thắng cho biết: Để tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình, những năm qua, xã quan tâm đến công tác quy hoạch đất đai, bố trí và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tập huấn, phổ biến kiến thức, đào tạo nghề để phát triển kinh tế... 

{keywords}

Phụ nữ trung niên ở thôn Hiệp Đồng có nghề đan giàng, tăng thu nhập.

Vì vậy xã đã duy trì và phát triển nghề truyền thống đan giàng và du nhập nhiều nghề khác như may mặc, cơ khí, điện dân dụng, mộc, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng, rất ít lao động của địa phương phải đi làm ăn xa.

Đến xưởng may của gia đình anh Đặng Văn Sơn, chị Trần Thị Nguyệt, thôn Hiệp Đồng những ngày này chúng tôi cảm nhận không khí làm việc tích cực của gần 20 công nhân. 10 năm trước, anh chị chăn nuôi lợn, gà nhưng thu nhập bấp bênh vì dịch bệnh. Để kiếm thêm nguồn thu trang trải cuộc sống, anh Sơn đi làm công trình ở xa, nay đây mai đó, rồi xin làm công nhân tại một doanh nghiệp may tại địa phương. 

Từ những kinh nghiệm học hỏi được, năm 2016, anh chị tìm mối hàng và mở xưởng may gia công tại nhà. Được sự hỗ trợ từ lớp tập huấn khởi nghiệp của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, anh Sơn, chị Nguyệt có thêm kiến thức trong sản xuất, kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động, xưởng may của gia đình thường xuyên tạo việc làm cho 5-7 công nhân, với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng.

Cách đó không xa, gia đình anh Văn Hữu Phương cũng là một trong những hộ năng động chuyển đổi nghề, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Nhiều năm nay, anh gắn bó với nghề phụ đan giàng (loại dùng để phơi bánh tráng). Trước đây, anh Phương và nhiều thanh niên trong làng phải vất vả lên rừng lấy nứa để đan giàng thì nay nguyên liệu được cung cấp tận nhà. 

Vì thế, anh và một số hộ dân khác liên kết, mở điểm sản xuất tập trung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện gia đình anh có hơn 30 người làm, trung bình một tháng bán 8 nghìn chiếc phên. Theo anh Phương, bình quân mỗi ngày một lao động làm thêm, tranh thủ cũng được hơn 100 nghìn đồng.

Không chỉ gia đình anh Phương, thôn Hiệp Đồng hiện có hơn 70 hộ chuyên nghề đan giàng, thu hút hàng trăm người làm gia công trong và ngoài xã. Do nhu cầu tiêu thụ lớn, nhiều hộ trong thôn đã đầu tư máy lột vót nan, dụng cụ chẻ nứa để tăng năng suất.

Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Đồng Văn Hữu Tự cho biết: Thôn có hơn 230 hộ, 1 nghìn nhân khẩu. Trước đây, Hiệp Đồng nghèo nhất xã bởi đất canh tác không thuận lợi. “Từ 100% hộ dân làm nông nghiệp đến nay, người dân mạnh dạn chuyển đổi, chủ yếu làm nghề phụ đan lát giàng phơi mỳ. 

Ngoài ra, thôn còn có ba xưởng may xuất khẩu, 1 công ty sản xuất gạch và hàng chục cơ sở chế biến gỗ, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở Hiệp Đồng đạt 38 triệu đồng/năm”, ông Tự cho biết.

Chuyển đổi nghề phù hợp

Không chỉ ở Hiệp Đồng, trong xã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại, HTX cho thu nhập 300 đến 800 triệu đồng/năm. Điển hình như trang trại nuôi gà sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; các mô hình chăn nuôi dê, gà thương phẩm. Đặc biệt HTX Đồng Tâm 3 (thôn Đồng Tâm) đã xây dựng vùng sản xuất dưa chuột hàng hóa với diện tích 20ha và gần 2ha nhà màng chuyên sản xuất dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc và rau ăn lá các loại. HTX đã tạo việc làm cho hơn 50 lao động địa phương.

Kinh tế phát triển, xã Thường Thắng có điều kiện huy động nội lực từ cộng đồng để xây dựng nông thôn mới. 5 năm qua, người dân trong xã đóng góp hơn 38,3 tỷ đồng, chiếm gần 64% tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới; đồng thời hiến hơn 11 nghìn m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Nhờ đó, đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,8%; Thường Thắng đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Để phát huy kết quả đó, theo lãnh đạo Đảng ủy xã, thời gian tới địa phương chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tích cực vào cuộc tuyên truyền, tư vấn để người dân, nhất là lao động trung tuổi học nghề, chuyển đổi nghề tại chỗ. Với lao động trẻ, định hướng học tập hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Thực tế hoạt động này thời gian qua đã phát huy hiệu quả, sau khi định hướng học nghề phù hợp với điều kiện địa phương, các ngành, đoàn thể còn kết nối với doanh nghiệp tìm việc làm cho lao động sau tốt nghiệp. Điển hình là Công ty May Hoàng Linh, thôn Đồng Tâm, mỗi năm đào tạo nghề miễn phí và tiếp nhận 150-200 công nhân. 

Cùng với giải pháp trên, các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… nâng cao hơn nữa hoạt động hỗ trợ, tín chấp với các ngân hàng chính sách xã hội, nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn xây dựng và mở rộng các mô hình phát triển sản xuất.

Phường Đa Mai đa dạng sản phẩm làng nghề
(BGĐT) - Nằm bên dòng sông Thương, người dân phường Đa Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) có món ăn nổi tiếng lưu truyền từ hơn 400 năm, được nhiều người ưa thích. Mới đây, người dân làng nghề truyền thống còn cho ra đời sản phẩm bún khô nhằm mở rộng thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Thanh tra dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương (Hiệp Hòa)
(BGĐT) - Trước thông tin chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Xây dựng Đô thị số 1 (TP Hà Nội) chưa được giao, cho thuê đất nhưng đã tự ý chuyển nhượng đất cho các hộ sử dụng sai mục đích gây bức xúc dư luận, UBND tỉnh vừa quyết định thanh tra việc thực hiện dự án này. 
Khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
(BGĐT) - Nghề mộc, tái chế nhựa, gia công linh kiện bếp ga mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ dân ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nhưng kéo theo đó là gia tăng ô nhiễm môi trường. 
Trăn trở hướng đi cho làng nghề
(BGĐT) - Làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa. Đây cũng là nơi tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo nguồn thu nhập cho người dân. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị trường, một số làng nghề tại Bắc Giang đang có nguy cơ mai một. 
Học sinh trải nghiệm ở làng nghề truyền thống
(BGĐT)- Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Bắc Giang vừa có buổi tham quan học tập và trải nghiệm tại làng nghề truyền thống bún Đa Mai.
Doanh nghiệp “bắt tay” với làng nghề: Thuận đầu ra, tăng giá trị sản phẩm
(BGĐT) - Các làng nghề Bắc Giang bên cạnh việc bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống cũng đang từng bước bắt nhịp với xu thế hội nhập. Trong đó, doanh nghiệp (DN) liên kết ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, hỗ trợ các làng nghề phát triển, nhất là trong phân phối sản phẩm. 
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làng nghề
(BGĐT)- Trước dự báo năm nay tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó khăn, các doanh nghiệp (DN), làng nghề trên địa bàn TP Bắc Giang đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, duy trì tăng trưởng.
Làng nghề nhộn nhịp vào vụ Tết
(BGĐT) - Những ngày này, không khí ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, làm hương, bánh đa nem… nhộn nhịp hơn. Năm nay, những mặt hàng thủ công truyền thống được người tiêu dùng quan tâm, giá cao hơn.
Cháy lớn thiêu rụi gần 400m2 nhà xưởng ở làng nghề Lũng Kênh, Hà Nội
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 1-11, một vụ cháy đã xảy ra tại xưởng chế biến gỗ ở làng nghề Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Điện “khỏe”, làng nghề thêm đơn hàng mới
(BGĐT) - Trước nhu cầu sử dụng điện trong đời sống, sản xuất tại các làng nghề liên tục tăng cao dẫn đến quá tải, sự cố, Công ty Điện lực Bắc Giang đã đầu tư, nâng cấp hạ tầng lưới điện để đáp ứng. Nhiều hộ đã trang bị phương tiện mới, tăng thu nhập. 
Tăng sức cạnh tranh của làng nghề
(BGĐT)- TP Bắc Giang hiện có một số làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thực phẩm như bánh đa Kế, bún bánh Đa Mai có lịch sử hàng trăm năm. Nhờ làm nghề, nhiều hộ dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, số hộ làm nghề đang có xu hướng giảm mạnh.

Phương Nhung 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...