Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Huyện Hiệp Hòa cần ưu tiên nguồn lực để nâng tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp

Cập nhật: 19:43 ngày 16/11/2020
(BGĐT) - Ngày 16/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành chủ trì cuộc giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục tại huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2015 - 2020. 
Ngày 16/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành làm trưởng đoàn giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục tại huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2015-2020. 

5 năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã bố trí kinh phí ngân sách; sắp xếp mạng lưới trường lớp; đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên phù hợp với vị trí việc làm. 

Tính đến tháng 11/2020, toàn huyện có 90 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; giảm 8 trường và 26 điểm trường so với năm 2015. Toàn bộ 25 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập cấp tiểu học và THCS mức độ 3.

{keywords}

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành phát biểu tại buổi giám sát.

Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục trên địa bàn có một số khó khăn như: Thiếu cơ sở vật chất, còn phòng học tạm, điểm học nhờ, phòng học không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù địa phương đã quan tâm bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 86,7% (tăng thêm 19,3% so với năm 2015) song vẫn thấp hơn 6,7% so với bình quân chung toàn tỉnh. Đặc biệt xã Mai Đình chưa có trường đạt chuẩn. 

Sau sáp nhập, một số trường có quy mô học sinh quá lớn, khó quản lý, chất lượng giáo dục giảm. Còn tình trạng thiếu giáo viên so với biên chế được giao. Theo Luật Giáo dục năm 2019, bậc mầm non còn 10,2%, tiểu học còn 49,2%; THCS còn 24,4% giáo viên chưa đạt chuẩn; thiếu giáo viên so với biên chế được giao. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các bậc học.

Tại buổi giám sát, đại diện lãnh đạo huyện và các phòng chuyên môn trao đổi nhằm làm rõ thêm một số vấn đề đoàn giám sát quan tâm. Cụ thể là đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục tại các trường sau khi sáp nhập; giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, biên chế giáo viên, công tác quản lý nhà nước trong hoạt động dạy và học tiếng Anh với người nước ngoài, dạy Tin học và dạy thêm, học thêm.

{keywords}

Đại diện lãnh đạo huyện Hiệp Hòa phát biểu, làm rõ một số vấn đề đoàn giám sát nêu.

Đồng chí Tạ Việt Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết, Hiệp Hòa có địa bàn rộng, dân số đông, trung bình mỗi năm tăng khoảng 60-70 lớp nên cơ sở vật chất dù đã được đầu tư song chưa đáp ứng yêu cầu. 

Huyện đã có kế hoạch giải phóng mặt bằng, ưu tiên kinh phí xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng cho các xã khó khăn, trong đó có Mai Đình để đến năm 2021 xã về đích nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2021 bảo đảm 100% cơ sở giáo dục có đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học tiếng Anh. 

Huyện kiến nghị với HĐND tỉnh có cơ chế hỗ trợ để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng theo yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông mới và giải quyết vấn đề thiếu cơ sở vật chất tại địa phương. UBND tỉnh tăng biên chế giáo viên cho các trường tiểu học, THCS; không sáp nhập các trường quy mô số lớp vượt so với quy định của trường chuẩn quốc gia.

Đồng chí Lâm Thị Hương Thành ghi nhận huyện Hiệp Hòa những năm qua có nhiều giải pháp quan tâm đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Để giải quyết dứt điểm những khó khăn, tồn tại nêu trên, đồng chí yêu cầu thời gian tới, huyện cần rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án phát triển giáo dục. Ban hành nghị quyết của cấp ủy, trong đó chỉ rõ mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể cần phấn đấu đồng thời huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Ưu tiên nguồn lực cho các xã khó khăn để nâng tỷ lệ kiên cố hóa, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia kịp với mặt bằng chung của tỉnh. 

Đối với 40 điểm trường hiện chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyện cần tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc. Bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm số lượng, chất lượng cho các cấp học; có cơ chế thu hút giáo viên mầm non, nhất là tại các địa bàn có khu, cụm công nghiệp, đô thị phát triển. Thực hiện nghiêm công tác bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm để bảo đảm cho lĩnh vực giáo dục hoạt động ổn định, hiệu quả. 

Hải Vân

Quản lý, giám sát y tế người nhập cảnh, không để xảy ra lây nhiễm bệnh Covid-19
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 14/10 đến 6 giờ ngày 15/10, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Đến nay, nước ta ghi nhận tổng cộng 1.122 trường hợp mắc Covid-19.
Bắc Giang: Nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho cán bộ cơ sở
(BGĐT)- Sáng  6/10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra cho các đồng chí chủ nhiệm, phó chủ nhiệm UBKT đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn lần đầu tham gia UBKT đảng ủy, nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hương dự.
Giám sát thực hiện chính sách pháp luật về thú y tại Bắc Giang
(BGĐT)- Chiều 14/10, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ (KHCN) và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thú y trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020. Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND  huyện Việt Yên, Hiệp Hòa.
Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh sẽ diễn ra ngày 9 và 10/12
(BGĐT) - Ngày 30/10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10. Đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...