Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giải trình về công tác quản lý, khai thác công trình nước sinh hoạt tập trung

Cập nhật: 15:03 ngày 29/09/2022
(BGĐT) - Ngày 29/9, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.
{keywords}

Đồng chí Lâm Thị Hương Thành chủ trì phiên họp.

Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. 

Tại đây, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 137 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó 133 công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tổng kinh phí hơn 442 tỷ đồng, 4 công trình do doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn hơn 487 tỷ đồng. Qua đó góp phần nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,72%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 54,81%.

Tuy nhiên, qua giám sát của Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND tỉnh cho thấy chỉ có 42/133 công trình hoạt động đạt hơn 50% công suất, 29 công trình hoạt động đạt 30%- 49% công suất. Có 72 công trình không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả (trong đó không hoạt động là 61 công trình với số vốn đầu tư gần 47 tỷ đồng). 

{keywords}

Các đại biểu dự phiên họp.

Nhiều công trình hoạt động với công suất thấp so với thiết kế và không hoạt động dẫn đến lãng phí ngân sách nhà nước, làm giảm tác dụng, hiệu quả... Một số công trình đã hoàn thành nhưng chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí, ví dụ như hệ thống nước sinh hoạt tập trung liên xã Đồng Hưu - Đồng Kỳ (Yên Thế); có công trình đã xây dựng nhưng các hộ dân không được sử dụng nước sạch hoặc tỷ lệ sử dụng thấp. 

Nhiều công trình có tổng mức đầu tư thấp, quy mô công suất thiết kế nhỏ, tác dụng cấp nước hạn chế, nhiều công trình hư hỏng không hoạt động được. Tổng công suất hoạt động thực tế của các công trình mới chỉ đạt 415,66/ 752,97m3/ngày đêm, bằng 40,1%. Có công trình suất đầu tư, công suất lớn nhưng nhu cầu người dân sử dụng thấp...

{keywords}

Đồng chí Lê Ô Pích phát biểu ý kiến.

Trao đổi tại phiên họp, các đại biểu đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT làm rõ cách thu thập thông tin, phương pháp xác định tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch do trong báo cáo tỷ lệ cao nhưng giám sát thực tế thấy thực tế tại nhiều địa phương không đúng như vậy. Với những tồn tại, hạn chế nêu trên, trách nhiệm thuộc cơ quan, đơn vị, cá nhân nào? Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới...

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, số liệu của đoàn giám sát phản ánh chính xác tình hình, những ý kiến của đại biểu cũng là những vấn đề nổi cộm đang đặt ra đối với ngành. Về căn cứ và phương pháp tính tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, ngành nông nghiệp bám sát những văn bản hướng dẫn, quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh… 

Thực tế có nhiều công trình nước sạch đã được đầu tư từ lâu, nhiều công trình xuống cấp, hiệu quả hoạt động thấp, trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư, đơn vị vận hành, quản lý và các địa phương. 

Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các ngành rà soát lại toàn bộ để nắm bắt thực trạng; kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý, khai thác các công trình nước sạch. Đối với các công trình đã đầu tư lâu, xuống cấp, không còn hoạt động, Sở đề xuất đánh giá thực trạng, thanh lý.

{keywords}

Ông Dương Thanh Tùng làm rõ những vấn đề đại biểu nêu.

Về phân vùng nước sạch, tỉnh đã có quy hoạch và mỗi công trình đều có phân vùng riêng, cơ bản theo các hệ thống thủy lợi. Tuy vậy, vẫn có sự chồng chéo giữa các đơn vị, doanh nghiệp, để giải quyết cần điều chỉnh phù hợp. 

Một số đại biểu nêu: Ngành y tế có lấy mẫu đánh giá nước của các công trình cấp cho người dân nhưng công tác kiểm tra vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu ở một số công trình khai thác nước sông chưa được quan tâm, làm chưa đúng quy định. Việc kiểm định chất lượng nước sạch trên địa bàn thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm theo quy định. Có nhiều công trình cấp nước hằng năm không thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước. Trung tâm y tế các huyện hầu hết chưa thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch đối với đơn vị thuộc trách nhiệm.  

{keywords}

Ông Từ Quốc Hiệu giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực của ngành y tế.

Trao đổi về vấn đề này, ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế cho biết, chi phí để đánh giá chất lượng nước sạch khá cao, ngành thiếu kinh phí xét nghiệm. Để khắc phục, Sở Y tế sẽ tham mưu với UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác xét nghiệm chất lượng nước. Mặt khác, các đơn vị quản lý, khai thác có trách nhiệm phải công bố chất lượng nước, trên cơ sở đó, ngành y tế  kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm sẽ tiến hành xử lý.

Chưa tán thành với ý kiến của đại diện ngành y tế, đồng chí Nguyễn Thế Toản, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND tỉnh cho rằng, không thể lấy lý do thiếu kinh phí để bao biện cho việc không kiểm định chất lượng nước vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Đề nghị Sở Y tế và các đơn vị liên quan có giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn.

Phát biểu trong phiên giải trình, đồng chí Lê Ô Pích cho rằng hiện nay nguồn lực đầu tư cho các công trình nước sạch còn hạn chế, chất lượng của nhiều công trình thấp, hoạt động kém hiệu quả; cơ chế quản lý còn bất cập, thiếu thống nhất.

Với những quy định hiện hành không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư các công trình nước sạch vào khu vực miền núi, vùng cao, khu vực ít dân cư do suất đầu tư lớn trong khi thiếu hiệu quả kinh tế. Đối với những khu vực này phải có cơ chế đặc thù, thu hút doanh nghiệp, giúp người dân có nước hợp vệ sinh sử dụng.

UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát các công trình nước sạch; đề cao vai trò, trách nhiệm của ngành nông nghiệp và PTNT, y tế, tài nguyên và môi trường… trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác.  

{keywords}

Đồng chí Nguyễn Thế Toản nêu ý kiến. 

Kết luận phiên giải trình, đồng chí Lâm Thị Hương Thành đề nghị UBND tỉnh sớm có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập đã được nêu ra; nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh cơ chế quản lý, đầu tư, vận hành, đẩy mạnh huy động xã hội hóa xây dựng các công trình nước sạch. 

Rà soát lại giá bán nước sạch, điều chỉnh theo từng vùng, khu vực cho phù hợp với thực tế. Gắn với đó là kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, quản lý, vận hành các công trình cấp nước; việc phân vùng nguồn khai thác và khu vực cung cấp nước. 

Chấn chỉnh hoạt động quản lý chất lượng nước, bảo đảm cung cấp nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho người dân. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ngành, đơn vị; đồng thời tăng cường phối hợp, đề cao phân cấp, phân công rõ nhiệm vụ, đặc biệt là với các sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc tỉnh.  

Các huyện, TP cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các công trình nước sạch trên địa bàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác công trình nước sạch và chất lượng nước, góp phần nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

Tin, ảnh: Quốc Phương

Thẩm tra một số dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh
(BGĐT) - Sáng 27/9, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức thẩm tra một số tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XIX. Đồng chí Nguyễn Thế Toản, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì.
Đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh thăm, tặng quà người cao tuổi
(BGĐT) - Chiều 26/9, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Huyện ủy Yên Dũng và chính quyền cơ sở đã đến thăm, tặng quà người cao tuổi tiêu biểu huyện Yên Dũng.
Thẩm tra một số dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh
(BGĐT) - Chiều 23/9, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức thẩm tra dự thảo Nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục đích khác năm 2022; dự thảo Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 tỉnh Bắc Giang.
Các văn phòng: Tỉnh ủy - Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh - UBND tỉnh ký kết quy chế phối hợp
(BGĐT) - Chiều 22/9, các Văn phòng: Tỉnh ủy - Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh - UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp công tác.
Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang thẩm định nội dung trình BTV Tỉnh ủy tại phiên họp tháng 9
(BGĐT)-Sáng 14/9, Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thẩm định một số nội dung trình Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tại phiên họp tháng 9/2022. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì.


 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...