Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 31 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiếp tục rà soát kỹ các quy định của dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Cập nhật: 16:44 ngày 01/11/2022
(BGĐT) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Bà Đỗ Thị Việt Hà, đại biểu Quốc hội Đoàn Bắc Giang nêu một số ý kiến.
{keywords}

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) thảo luận tại hội trường.

Tiếp cận dự thảo Luật trên phương diện của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, dự thảo Luật còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa để bảo đảm phù hợp với Luật Ban hành VBQPPL về một số nguyên tắc khi soạn thảo, xây dựng, ban hành, bảo đảm tính phù hợp, thống nhất, khả thi của Luật với quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. 

Thứ nhất, đề nghị tiếp tục rà soát thật kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện, thận trọng các nội dung tại dự thảo Luật với các bộ luật, luật hiện hành như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Công chứng, Luật Luật sư...  kể cả dự thảo Luật Giao dịch điện tử đang được Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp này để bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, khả thi của Luật trong hệ thống pháp luật. Đó cũng là một trong những nguyên tắc trong xây dựng, ban hành VBQPPL. 

Một số quy định trong dự thảo Luật cần phải được tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi với các quy định hiện hành, như: Các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng hoặc thông qua thuê tổ chức khác/bên thứ ba, lưu trữ thông tin tại Luật An ninh mạng cũng như dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đang trình Quốc hội cho ý kiến.

Quy định về định nghĩa “Tài sản” tại khoản 3, Điều 3 dự thảo có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau so với khái niệm này tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Quy định tại Điều 30 dự thảo Luật khi quy định về dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành như đã được Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nêu tại báo cáo thẩm tra. 

Quy định về việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua bên thứ ba tại Điều 14 dự thảo Luật có thể dẫn đến xung đột với các quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của một số loại hình dịch vụ nhất định, đặc biệt là nghĩa vụ của luật sư với khách hàng theo quy định của Luật Luật sư.

{keywords}

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường.

Thứ hai, dự thảo còn nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch,  nặng tính định tính - điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng quy định của Luật được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, lúng túng, không thống nhất trong quá trình áp dụng, thiếu tính khả thi trong thực tiễn thi hành.

Đơn cử như quy định về các dấu hiệu đáng ngờ từ Điều 27 đến Điều 33: Khối lượng báo cáo là tương tối lớn trong khi các điều này quy định về dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể như ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, trò chơi có thưởng, bất động sản, chuyển tiền điện tử… Đây là những lĩnh vực có khả năng cao xuất hiện các giao dịch đáng ngờ mà đối tượng phải báo cáo. Tuy nhiên phần lớn quy định về dấu hiệu đáng ngờ còn mang tính định tính, chưa thật sự rõ ràng, rất khó để xác định dấu hiệu đáng ngờ.

Quy định về biện pháp tạm thời tại Điều 44 dự thảo Luật có quy định về các biện pháp trì hoãn giao dịch, cần làm rõ thế nào là “Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội” trong khi không có quy định nào làm rõ thế nào là “Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ” hay “có lý do để tin rằng” - điều này có thể làm hạn chế quyền con người và chưa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 14, Hiến pháp năm 2013.

                                                                               Dương Nhung (ghi)

Các văn phòng: Tỉnh ủy - Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh - UBND tỉnh ký kết quy chế phối hợp
(BGĐT) - Chiều 22/9, các Văn phòng: Tỉnh ủy - Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh - UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp công tác.
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hoạt động của HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang
(BGĐT) – Chiều 5/7, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo về kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XIX. Đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.
Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri ngành y tế trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
(BGĐT) - Chiều 28/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tiếp xúc với cử tri ngành y tế trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...