Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri >> Tiếng nói người đại biểu nhân dân
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại biểu Trần Văn Tuấn: Đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà ở cho công nhân

(BGĐT) - Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 28/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách T.Ư năm 2023.

Tham gia thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, đại biểu Trần Văn Tuấn (Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) đề xuất hoàn thiện chính sách nhà ở cho công nhân.

{keywords}

Đại biểu Trần Văn Tuấn phát biểu thảo luận. Ảnh Doãn Tấn

Đại biểu nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Có thể khẳng định, năm 2022, mặc dù chịu nhiều sức ép lớn, khó khăn chồng chất khó khó khăn; song dưới sự lãnh đạo của Trung ương, sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có sự điều hành linh hoạt, quyết liệt và đạt được kết quả khá toàn diện. 

Nhờ đó, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 cũng còn những hạn chế, khó khăn (như trong Báo cáo của Chính phủ đã nêu). Trong đó, sự bùng phát Đại dịch Covid-19 thời gian qua đã bộ lộ vấn đề lớn rất cần quan tâm là: Nhà ở cho công nhân còn thiếu trầm trọng, nguồn cung chưa thể đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.

Để giải quyết vấn đề trên, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã và đang rất quan tâm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. 

Ngày 12/6/2022, tại điểm cầu chính - thành phố Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Chương trình gặp gỡ, đối thoại trực tuyến với 4.500 công nhân tham dự tại 63 điểm cầu trên toàn quốc. 

Ngày 01/8/2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội công nhân, người thu nhập thấp. Qua đó, nhiều vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, kết luận song nhìn chung đến nay, vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách nhà ở cho công nhân chưa được tháo gỡ. 

Từ thực tiễn địa phương, đại biểu Trần Văn Tuấn kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan:

Thứ nhất: Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, có chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân.

Công nhân là lực lượng có vị trí ngày càng quan trọng, có những đặc điểm đặc thù so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, quy định hiện hành lại chưa có chế định riêng về nhà ở phù hợp với đối tượng này; hoặc chỉ là những quy định nằm rải rác trong một số văn bản liên quan và còn có những bất cập. Xin đơn cử: Tại Điều 49 của Luật Nhà ở 2014, đã xác định rõ người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Đồng thời tại điểm a, Khoản 1, Điều 51, Luật Nhà ở, Khoản 1, Điều 22 và điểm a, Khoản 3, Điều 22 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ) quy định một trong những điều kiện được hưởng chính sách này là “chưa có nhà thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập…”. 

Quy định này không hợp lý, vì thực tế, nhiều công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp... thuộc đối tượng gia đình hộ nghèo, thu nhập thấp, mặc dù họ đã có nhà ở, đất ở, nhưng là nhà ở quê, ở cùng bố mẹ, anh chị em..., do điều kiện đi làm xa hoặc chỗ ở chật chội nên rất cần được xem xét, giải quyết hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. 

Đó là một trong nhiều vướng mắc, bất cập, đòi hỏi cần có sự tách bạch, có chế định riêng về nhà ở cho công nhân. 

Thứ hai: Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. 

Tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ (số 242/TB-VPCP) tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội công nhân, người thu nhập thấp (ngày 01/8/2022) đã nhấn mạnh mục tiêu: Trong giai đoạn 2021-2030, cần đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp. 

Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn và chắc chắn cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, trong đó không chỉ có các doanh nghiệp, mà các hộ gia đình, cá nhân có vai trò rất quan trọng (Từ thực tế Bắc Giang cho thấy, hiện địa phương có khoảng 5.100 công trình nhà ở do các hộ gia đình, cá nhân xây dựng đủ tiêu chuẩn, đáp ứng cho khoảng 66.000 công nhân thuê; đến năm 2025, nếu số dự án xây dựng nhà ở đáp ứng được một nửa số công nhân có nhu cầu thì địa phương cần tiếp tục khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở để đáp ứng chỗ ở cho khoảng 180.000 công nhân).  

Do đó, đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp tục cụ thể hoá, triển khai thực hiện các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Chú trọng triển khai cơ chế các hộ gia đình, cá nhân được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư xây nhà ở cho công nhân thuê. 

Qua đó nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực (về tiền, đất đai…), thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân cùng tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, góp phần đa dạng hoá nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thuê nhà ở của công nhân. Đồng thời, qua việc thực hiện cơ chế hỗ trợ, ưu đãi các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, còn hướng tới một mục tiêu rất quan trọng là: Giúp cho các hộ gia đình, cá nhân (nhất là những trường hợp bị thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, đô thị) có điều kiện chuyển đổi nghề, có sinh kế lâu dài, bảo đảm an sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tiến Hòa
Thu nhập của công chức, viên chức phải trên cơ sở giá trị, hiệu quả công việc
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách sáng 27/10, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị cần quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt. Mức thu nhập này trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Thông cáo báo chí số 6 Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
Thứ tư, ngày 26/10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 6 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề của HĐND
(BGĐT) - Ngày 26/10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 và các nhiệm kỳ tiếp theo”. Đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ nhiệm đề tài chủ trì.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...