Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri >> Tin tức thời sự
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(BGĐT) - Ngày 13-11, đoàn công tác Ban Văn hóa -Xã hội (HĐND tỉnh Bắc Giang) do đồng chí Hà Văn Bé, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã giám sát công tác đào tạo nghề và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2015-2016 và 6 tháng đầu năm 2017 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH). Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

{keywords}

 Đồng chí Hà Văn Bé phát biểu tại buổi giám sát.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ bản đáp ứng các điều kiện cho hoạt động đào tạo nghề. Từ năm 2015 đến tháng 6-2017, các cơ sở đã tuyển sinh và đào tạo cho hơn 81,3 nghìn học viên. Nhờ vậy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 50% (năm 2015) lên 57,6%. Thực hiện Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, giai đoạn 2015-2016 và 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có hơn 13,2 nghìn người được học nghề. Kết quả rà soát sau đào tạo có 71,4% LĐNT tìm được việc làm mới hoặc nâng cao năng suất, thu nhập từ nghề cũ.

Bên cạnh đó, việc dự báo cung - cầu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu dài hạn; sự gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp thiếu bền vững; ngành nghề đào tạo chưa phong phú, đa dạng. Nguồn lực đầu tư cho công tác này còn hạn chế. Nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH kiến nghị cần sớm ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề cho các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên công lập của tỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo; bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương cho công tác đào tạo nghề.

Các thành viên đoàn giám sát đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề như: Hoạt động điều tra cung - cầu lao động và khảo sát nhu cầu học nghề cụ thể ở từng địa phương cần được quan tâm hơn nữa để xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo phù hợp; đánh giá thực chất hiệu quả sau đào tạo, nhất là các khóa học ngắn hạn cho LĐNT. Với các cơ sở dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH nắm bắt tình hình hoạt động, khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất, nhất là yêu cầu đổi mới giáo trình, hướng tới những ngành nghề mà thị trường lao động đang cần.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Hà Văn Bé đánh giá cao những cố gắng của Sở LĐ-TB&XH trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí đề nghị thời gian tới, Sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến những văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp, nhất là ở cơ sở; chú trọng công tác khảo sát, thống kê, nắm bắt nhu cầu học nghề thực tế của lao động. Tiếp tục thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề ở các đơn vị có chức năng đào tạo để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động. Qua giám sát ở một số địa phương và cơ sở dạy nghề, đoàn đề xuất chuyển chức năng quản lý các trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên về cấp huyện, TP.

Tường Vi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...