Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri >> Tin tức thời sự
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chính sách hỗ trợ thôn, bản ĐBKK: Tập trung cải thiện hạ tầng

(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhất tỉnh giai đoạn 2016-2018 và 2019-2021, diện mạo khu vực này từng bước khởi sắc, đời sống của bà con vùng “lõi” nghèo được cải thiện đáng kể.

Lồng ghép, tăng hiệu quả nguồn lực

Năm 2016, toàn tỉnh có 407 thôn ĐBKK thuộc các xã của 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, kết cấu hạ tầng ở các thôn này rất hạn chế, nhất là công trình thủy lợi mới chỉ chủ động tưới được 28,4% diện tích canh tác, tỷ lệ đường giao thông cứng hóa đạt 17,3%. 

{keywords}

Nhà văn hóa thôn Nũn, xã Phong Minh (Lục Ngạn) hoàn thành từ nguồn hỗ trợ của Nghị quyết số 34,

đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của bà con.

Do vậy, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 61,15% (năm 2016). Với xuất phát điểm thấp như vậy, cả hai nghị quyết về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh được triển khai đã đáp ứng nhu cầu của bà con, phấn đấu mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân cùng làm” từ khâu khảo sát thực tế, tổng hợp danh mục công trình đến phân bổ nguồn vốn và tổ chức thi công đều được các cấp, ngành, chính quyền địa phương triển khai bài bản. Đặc biệt, mỗi công trình đều huy động, lồng ghép mọi nguồn lực, trong đó có đóng góp quan trọng của người dân với việc tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công. 

Điển hình như tại thôn Đồng Mận, xã Vô Tranh (Lục Nam) - một trong 2 thôn của xã được nhận kinh phí hỗ trợ (1,5 tỷ đồng) trong giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết số 12. Trước đây, Đồng Mận nằm trong số thôn giao thông đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đường đất đỏ lầy lội, nắng thì bụi mù.

Ông Trần Công Bộ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Khi được phân bổ vốn từ nghị quyết hỗ trợ của HĐND tỉnh, chúng tôi đã ưu tiên xây dựng cầu dân sinh để vừa tránh lũ vừa kết nối giao thương giúp bà con tiêu thụ nông, lâm sản thuận lợi hơn. 

Sau 5 tháng thi công, cây cầu mới bằng bê tông cốt thép, dài hơn 50 m, rộng 3m hoàn thành, giúp thôn Đồng Mận không còn bị chia cắt mỗi khi lũ về. Khi xã có chủ trương làm cầu, nhân dân trong thôn đều phấn khởi. Những hộ có điều kiện thì ủng hộ thêm tiền, ngày công lao động, nhiều hộ sẵn sàng hiến thêm hàng chục m2 đất để mở lối dẫn lên cầu.

Được hỗ trợ 1 tỷ đồng theo Nghị quyết số 34, xã Phong Minh (Lục Ngạn) đã lồng ghép với nguồn vốn từ Chương trình 135 để xây nhà văn hóa cho bà con thôn Nũn. Bà Đặng Thị Máy, dân tộc Dao chia sẻ: “Thôn có nhà văn hóa khang trang, bà con vừa có nơi hội họp, vừa tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao”.

Ưu tiên hỗ trợ hạ tầng giao thông

Trong cả giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho 62 thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh là 279,6 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh (thực hiện theo 2 nghị quyết) là 72 tỷ đồng, xây dựng 61 công trình giao thông, thủy lợi. Ngoài ra, từ vốn Chương trình 135 hơn 45 tỷ đồng, vốn hỗ trợ xi măng theo Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND tỉnh và đối ứng của các huyện 3,8 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi, các nguồn xã hội hóa khác, hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, giao thương của nhân dân vùng khó khăn được cải thiện đáng kể.

Từ nguồn lực hỗ trợ, đến nay, tỷ lệ tưới chủ động đạt 42%, bảo đảm việc tưới, tiêu cho hơn 500 ha diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả của các thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh và 50 thôn lân cận. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn 38,1%, giảm 23% so với năm 2016, giảm bình quân 4,8%/năm, vượt mục tiêu đề ra.

Với mục tiêu hỗ trợ bằng chính sách đặc thù của địa phương, sau khảo sát, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu với UBND tỉnh xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua hai nghị quyết hỗ trợ cho 62 thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh. 

Theo ông Hà Văn Bé, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh), sau khi nghiên cứu dự thảo tờ trình, báo cáo thẩm định của các ngành, đơn vị liên quan, Ban đã phối hợp với tổ đại biểu HĐND 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Sơn Động nắm bắt tình hình thực tế tại một số thôn, bản. 

Trên cơ sở đó, có ý kiến trao đổi, phản biện với UBND tỉnh khi thẩm tra tờ trình, dự thảo nghị quyết, bảo đảm tính thống nhất cao trước khi nghị quyết được thông qua, về số lượng thôn, bản được hỗ trợ cũng như định mức phân bổ và mức hỗ trợ. Trong quá trình triển khai nghị quyết, theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách tiếp tục giám sát, khảo sát tiến độ giải ngân vốn, thi công, kết quả nghiệm thu công trình; tổng hợp, nắm bắt kiến nghị của cử tri tại các địa phương để kịp thời nêu ý kiến, đề nghị UBND tỉnh giải trình, có biện pháp khắc phục nếu có những bất cập. 

Qua thực tế cho thấy từ mức hỗ trợ đến quy mô công trình đều phù hợp với điều kiện địa phương. Với những công trình phát sinh kinh phí do điều kiện khách quan đều được chủ đầu tư là các xã bố trí nguồn lực để đối ứng kịp thời, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình.

Hiện nay, toàn tỉnh có 244 thôn, bản ĐBKK thuộc các xã của 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện nghị quyết về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các thôn, bản ĐBKK vùng dân tộc thiểu số, Ban đang tiến hành các bước để tham mưu ban hành chính sách “Hỗ trợ đầu tư xây dựng 71 ngầm dân sinh trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số ĐBKK giai đoạn 2022-2025”. 

Dự kiến nguồn lực đầu tư gần 137 tỷ đồng. Trong tổng số 148 điểm qua suối, khe cần xây dựng ngầm dân sinh thì có 71 điểm cấp thiết hơn cả cần ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ, khắc phục tình trạng giao thông cách trở cho gần 10 nghìn hộ dân. Với phương châm lựa chọn đầu tư phù hợp thực tế, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng cơ sở trước, hy vọng tới đây, khi nghị quyết được thông qua sẽ tiếp tục có những công trình mới giúp bà con vùng đặc biệt khó khăn có cuộc sống tốt hơn.

Bài, ảnh: Tường Vi

Bắc Giang: Thêm những công trình thoát nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Bằng cơ chế hỗ trợ đặc thù, nhiều công trình giao thông, thủy lợi được triển khai tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Những công trình này trở thành động lực để bà con phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Bí thư Thành ủy Bắc Giang Vũ Trí Hải tặng quà gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Sau khi nắm bắt thông tin, chiều 4/2, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bắc Giang (Bắc Giang) Vũ Trí Hải đã tới thăm và tặng quà hai cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ ở thôn Trạng, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang.
Hỗ trợ 107 hộ nạn nhân da cam đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày vì Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) Việt Nam 10/8 (1961-2021) và 10 năm phong trào “Hành động vì nạn nhân CĐDC ở Việt Nam” do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phát động 10/6 (2011-2021), Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh chỉ đạo hội cơ sở phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, lập danh sách các gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc da cam hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trao “Cặp lá yêu thương” cho 5 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Ngày 29/12, được sự uỷ quyền của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Lạng (Bắc Giang) tổ chức lễ trao “cặp lá yêu thương”. 
Trao nhà nhân đạo cho gia đình đặc biệt khó khăn
(BGĐT)- Chiều ngày 5/10, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức bàn giao "Nhà nhân đạo" cho gia đình chị Ngô Thị Kiên, thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh (Lạng Giang). Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành cùng đại diện lãnh đạo huyện Lạng Giang tới dự.
Hiệp Hòa: Vận động được hơn 2 tỷ đồng giúp 2 gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Từ tháng 6 đến nay, UBND huyện Hiệp Hòa, Hội Chữ thập đỏ, Câu lạc bộ Chung một tấm lòng huyện đã tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan truyền thông kêu gọi nguồn lực giúp đỡ hai gia đình đặc biệt khó khăn là bà Hà Thị Hảo, ở thôn Chúng (xã Đông Lỗ) và chị Nguyễn Thị Nhung, thôn Sơn Giao (xã Ngọc Sơn).
Hội LHPN huyện Lục Nam (Bắc Giang): Trao nhà mái ấm tình thương cho 2 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Ngày 25/6, Hội LHPN huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tổ chức trao nhà mái ấm tình thương cho 2 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Đan Hội và xã Vũ Xá.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...