Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ra mắt phòng nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo

Cập nhật: 14:14 ngày 27/05/2021
Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu đa phương tiện ra mắt tại Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT), sáng 27/5.

Lễ ra mắt được tổ chức trực tuyến. Phòng nghiên cứu là dự án hợp tác đầu tiên giữa tập đoàn Naver và PTIT. Với hoạt động này, PTIT sẽ chính thức tham gia "Vành đai Nghiên cứu và Phát triển AI toàn cầu (Global AI R&D Belt)" của Naver và là trường Đại học thứ hai tại Việt Nam tiếp nhận công nghệ này.

{keywords}

Ông Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc Học viện và bà Đặng Thiếu Ngân, Giám đốc đối ngoại Naver Việt Nam bấm nút khai trương Phòng nghiên cứu. 

Ông Choi In Hyuk, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Naver cho biết, hợp tác với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là bước đi quan trọng của Naver trong việc xây dựng Global AI R&D Belt. "Cùng với sự hợp tác thành lập AI Center, chúng tôi hy vọng sẽ tạo nên một môi trường nghiên cứu, đào tạo AI hàng đầu tại Việt Nam", Choi In Hyuk nói từ đầu cầu Hàn Quốc.

Trước khi Phòng nghiên cứu chính thức ra mắt, chuyên gia công nghệ của PTIT đã phối hợp với trưởng các nhóm của Naver Labs châu Âu thực hiện các dự án nghiên cứu đầu tiên. Dự kiến, những nghiên cứu này sẽ góp phần trong tiến trình công nghệ số hoá ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng, dự án sẽ góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 của Việt Nam. Ông gợi ý, Phòng nghiên cứu cần đưa các chương trình học về AI đến từng địa phương, đặc biệt thúc đẩy quá trình số hoá đến các sở ban ngành ở mỗi tỉnh, thành trên cả nước.

Theo Giám đốc Học viện PTIT Vũ Văn San, việc tham gia dự án "Vành đai nghiên cứu và phát triển AI toàn cầu" cùng với những hoạt động nghiên cứu tại PTIT, sẽ góp phần tạo ra những công nghệ cao made in Vietnam.

Để vận hành Lab, Học viện và Naver đã cử chuyên gia làm đồng Trưởng Lab và cùng với các nhà nghiên cứu hàng đầu. Các hoạt động chính của Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu đa phương tiện bao gồm: Tổ chức các khoá học cho sinh viên gồm đào tạo về Embedded, IoT, AI, Big Data, Blockchain, Data; Tổ chức chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên...

Theo đó, các sinh viên và giảng viên Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia hoạt động trao đổi do Naver sắp xếp; Chuyển giao và áp dụng các công nghệ, sản phẩm dịch vụ thế mạnh của Naver; Phát triển giáo trình mới và các chương trình đào tạo quốc tế; Cấp học bổng cho các sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực AI của PTIT; Tiến hành dự án đồng nghiên cứu giữa Naver và PTIT...

Hồi tháng 7 năm 2020, việc hợp tác và thành lập trung tâm Labs nghiên cứu và đào tạo AI cũng được mở trong khuôn viên trường Bách khoa Hà Nội. Hoạt động này thực hiện để giao lưu và trao đổi công nghệ vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, từ đó nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài trong lĩnh vực công nghệ AI tương lai giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Việt Nam.

Nhiều đoàn y, bác sĩ, nhân viên y tế đến Bắc Giang hỗ trợ chống dịch
(BGĐT) - Sáng 27/5, Đoàn y, bác sĩ của lực lượng công an nhân dân đã đến tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Cùng đi với đoàn có PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19/8 Bộ Công an.
Bắc Giang: Đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, góp phần phòng, chống dịch
(BGĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công ty Điện lực Bắc Giang đẩy mạnh việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần phòng, chống dịch bệnh và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...