Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Khoa học - Công nghệ
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Doanh nhân Nguyễn Văn Thuận và máy thở “Made in Việt Nam”

Cập nhật: 18:11 ngày 25/01/2022
(BGĐT) - Năm 2020 và 2021 qua đi trong muôn vàn khó khăn do dịch Covid-19. Nhằm góp sức cho quê hương, anh Nguyễn Văn Thuận (SN 1983), người con quê hương thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Giám đốc Công ty cổ phần Meiko Automation, trụ sở tại TP Hà Nội đã cùng cộng sự nghiên cứu, sản xuất máy thở không xâm nhập phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Máy thở "Made in Việt Nam"

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) rồi nhanh chóng lan rộng. Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất lớn. Trong khi đó trang thiết bị, phương tiện y tế phục vụ công tác chống dịch ở trong nước khan hiếm, thiết bị công nghệ cao như máy thở phải nhập khẩu. Anh Thuận chia sẻ: “Là doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất rô bốt, thiết bị tự động hoá, tôi quyết định gác lại các kế hoạch khác chuyển sang nghiên cứu, sản xuất máy thở hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19”.

{keywords}

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm máy thở không xâm nhập của Công ty cổ phần Meiko Automation. (Ảnh chụp thời điểm chưa có dịch Covid-19).

Dù Công ty có đội ngũ kỹ sư giỏi nhưng lại thiếu kiến thức về y tế, anh Thuận đã mời các nhà khoa học, nhà nghiên cứu làm cộng sự. Trong bối cảnh virus liên tục biến đổi, tốc độ lây nhanh, nhiều người nhiễm Covid-19 bị tử vong đã tạo sức ép lớn về thời gian buộc đội ngũ cán bộ, kỹ sư có thời gian phải làm việc “3 tại chỗ”, xuyên đêm. Thế rồi sản phẩm máy thở không xâm nhập "Made in Việt Nam" đầu tiên ra đời, đầu năm 2021 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Y tế, ưu điểm của máy thở không xâm nhập do Công ty cổ phần Meiko Automation sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng dễ dàng, cho phép bệnh nhân có thể sử dụng tại nhà dưới sự giám sát từ xa của bác sĩ. Ngoài ra, thiết bị còn đáp ứng nhu cầu cho 2 bệnh nhân cùng sử dụng một thời điểm. Mới đây, Công ty phát triển thêm 2 model sản phẩm máy thở mới có nhiều tính năng ưu việt hơn, không chỉ hỗ trợ trong điều trị Covid-19 mà còn có thể sử dụng trong các trường hợp khác khi bệnh nhân có vấn đề về chức năng hô hấp.

Lúc đầu khi nghiên cứu, sản xuất máy thở, anh Thuận chỉ nghĩ đến sự cấp thiết phục vụ công tác cứu chữa bệnh nhân Covid-19 mà chưa đặt nặng bài toán lợi ích kinh doanh. Ngay cả hiện nay, dù đã sản xuất đại trà và xuất khẩu song lĩnh vực này chỉ mới chiếm gần 10% tổng doanh thu của DN. Dù vậy, anh cho rằng, trước đại dịch, trách nhiệm công dân nỗ lực chung tay cùng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, lợi ích của cộng đồng phải đặt lên trên lợi nhuận của DN và cá nhân.

Món quà ý nghĩa trong mùa dịch

Sống và làm việc tại TP Hà Nội, nếu không có dịch Covid-19 thì một vài tuần anh Thuận lại cùng gia đình về thăm quê. Từ ngày dịch bùng phát, anh hạn chế đi lại nhưng vẫn theo dõi tin tức từ quê nhà. Tháng 5 và 6/2021, Bắc Giang là tâm dịch của cả nước. Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh về huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm ủng hộ công tác phòng, chống dịch, anh Thuận muốn đóng góp một phần trách nhiệm với quê hương.

{keywords}

Dây chuyền sản xuất máy thở không xâm nhập.

Ngay đêm 10/5/2021, nhận tin từ một người bạn về tình hình dịch bệnh tại quê nhà đang “nóng” lên từng giờ, ngay sáng hôm sau, anh Thuận thu xếp công việc nhanh chóng đưa một chiếc máy thở không xâm nhập (trị giá gần 200 triệu đồng) do Công ty vừa sản xuất về tặng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 huyện Lục Nam để hỗ trợ điều trị bệnh nhân. Những ngày sau, qua làm việc với lãnh đạo Sở Y tế nhận thấy số lượng bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh, trong khi một số cơ sở y tế tuyến đầu của tỉnh không có đủ thiết bị, vậy là anh tiếp tục tìm cách đưa thêm 2 máy thở nữa về hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Phổi tỉnh.

Trong năm 2021, DN còn tặng thiết bị y tế cho nhiều đơn vị y tế khác của cả nước và ủng hộ Quỹ Vắc-xin quốc gia... với tổng trị giá hơn 7 tỷ đồng. Tại tỉnh Bắc Giang hiện nay, các thiết bị máy thở không xâm nhập do Công ty cổ phần Meiko Automation tài trợ cho các cơ sở y tế đang phát huy hiệu quả sử dụng. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Thân Trọng Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh được biết, thiết bị đang được Khoa Hồi sức tích cực và chống độc sử dụng hằng ngày để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân nặng.

Hiện tại, năng lực sản xuất máy thở của Công ty đạt từ 300 tới 500 máy/tháng tuỳ theo nhu cầu và gần 150 rô bốt, thiết bị tự động hóa/năm, cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Dưới sự chèo lái của Giám đốc Nguyễn Văn Thuận, Công ty kiên trì mục tiêu phấn đấu trở thành DN hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực tự động hoá, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để sản xuất thiết bị giúp giải phóng sức lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Kim Hiếu - Mai Toan
Cần làm gì sau khi tiếp xúc với F0?
Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với người dân là cần súc họng, sát khuẩn. Cách súc họng diệt khuẩn là: Đầu tiên súc họng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, cuối cùng tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để diệt virus.
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện không được từ chối thai phụ F0
Bộ Y tế ghi nhận hiện tượng các bệnh viện đùn đẩy, từ chối bà bầu đến khám thai và sinh con nếu họ có kết quả dương tính với nCoV.
Bảo đảm an toàn tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi
Bộ Y tế đang từng bước thận trọng, chắc chắn, bảo đảm an toàn tối đa cho trẻ từ 5-11 tuổi khi triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng này.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...