Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 31 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa gắn với truy xuất nguồn gốc để tăng sức cạnh tranh

Cập nhật: 10:35 ngày 21/04/2022
(BGĐT) - Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với hỗ trợ các chủ thể xây dựng nhãn hiệu, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang quan tâm quản lý chất lượng, thực hiện truy xuất nguồn gốc, góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thuận đầu ra

Sau gần chục năm trồng nấm lim xanh, ngày 8/2 vừa qua, ông Bế Văn Sáu, thôn Gốc Gạo, xã Cẩm Đàn (Sơn Động) cùng các thành viên Hợp tác xã (HTX) sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Sơn Động đón nhận tin vui khi sản phẩm nấm linh xanh của đơn vị được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây không chỉ là sự ghi nhận đối với sản phẩm mà còn mở ra cơ hội để những người trồng nấm đưa sản phẩm vươn xa. 

{keywords}

Sản phẩm nấm lim xanh của HTX sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Sơn Động vừa được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Được biết, với khoảng 10 nghìn bịch nấm hiện có, trung bình mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường khoảng 8 tạ nấm tươi, tương đương khoảng hơn 3 tạ nấm khô. Với giá bán 1 triệu đồng/kg nấm khô, mỗi năm HTX thu về hơn 300 triệu đồng. Theo ông Sáu, dù sản phẩm của HTX được đánh giá cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giá trị vẫn thấp. Nguyên nhân do sau khai thác, HTX vẫn chỉ bán cho tư thương. 

Để nâng cao giá trị sản phẩm, ngay khi được cấp chứng nhận nhãn hiệu, Sở KH&CN hướng dẫn HTX xây dựng tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, bao bì. “Có tem truy xuất nguồn gốc, bao bì đẹp, sản phẩm nấm lim xanh được nhiều người biết hơn, giá bán cũng tăng. Vừa rồi có một số siêu thị, chuỗi bán lẻ hiện đại liên hệ để đưa sản phẩm vào bày bán song tôi đang cân nhắc bởi số lượng chưa đủ cung ứng”, ông Bế Văn Sáu nói.

Hiện toàn tỉnh có 1.284 sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó 67 sản phẩm đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, 6 nhãn hiệu chứng nhận, 3 chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Cùng với xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu, Sở KH&CN tích cực hỗ trợ các chủ thể thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình. 

Điển hình như hỗ trợ 10 hộ dân thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc (Lục Ngạn) triển khai mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Có tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm cam của các hộ được quảng bá trên các trang thương mại, mở ra cơ hội đưa vào tiêu thụ ở hệ thống siêu thị, chuỗi thực phẩm sạch. 

Mới đây, sản phẩm rượu của xã Vân Hà (Việt Yên) cũng được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Vân hương mỹ tửu”. Thạc sĩ Trương Xuân Cường, Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), chủ nhiệm dự án xây dựng, quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Vân hương mỹ tửu” cho biết: "Thực hiện dự án, chúng tôi đăng ký mã số, mã vạch cho 3 hộ sản xuất và kinh doanh; xây dựng mã QR Code cho 25 hộ đăng ký sử dụng nhãn hiệu. 

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh quét mã trên sản phẩm, người tiêu dùng sẽ có các thông tin liên quan, chi tiết như: Giới thiệu chung về rượu làng Vân, hộ sản xuất, địa chỉ, thành phần, cách bảo quản cũng như khuyến cáo khi sử dụng...”.

Hỗ trợ nâng cao giá trị

Theo Sở KH&CN, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa giúp nông sản của tỉnh được bảo hộ quyền, lợi ích trên thị trường, đồng thời tăng niềm tin với người tiêu dùng. Những sản phẩm được “biết mặt, đặt tên” của tỉnh đã đi vào thị trường, khẳng định vị thế, trong đó có một số sản phẩm xuất khẩu như: Vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ... 

Toàn tỉnh có 1.284 sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có 67 sản phẩm đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, 6 nhãn hiệu chứng nhận, 3 chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Để hỗ trợ các chủ thể, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, đề án về sở hữu trí tuệ và truy xuất nguồn gốc. 

Ví như năm 2021, UBND tỉnh giao Sở KH&CN phối hợp triển khai 3 đề tài KH&CN cấp tỉnh đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam ngọt Lục Ngạn; đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Lạc Hiệp Hòa và Trám đen Hiệp Hòa; hỗ trợ đăng ký 7 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của địa phương. 

Triển khai thành công 8 mô hình về việc xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc... Mặc dù vậy, một số sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh được xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa phát huy hết giá trị; nhiều chủ thể chưa đầu tư phát triển nhãn hiệu; một bộ phận người tiêu dùng không quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa khi mua khiến người sản xuất chưa chú trọng đến truy xuất nguồn gốc...

Khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, phấn đấu từ nay đến năm 2025 có thêm 1 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước ngoài, 2-3 chỉ dẫn được bảo hộ trong nước, 15 - 25 nhãn hiệu tập thể... đưa Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh nằm trong tốp 15 của cả nước về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với hỗ trợ các chủ thể xác lập quyền sở hữu trí tuệ, Sở KH &CN vừa xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. 

Cụ thể, từ nay đến hết tháng 6 tới sẽ kiểm tra đối với 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. 

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN nói: “Chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật cũng như sử dụng mã số, mã vạch của các chủ thể. Sau kiểm tra sẽ báo cáo, đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ thu hồi nhãn hiệu đối với sản phẩm không phát huy được giá trị, đồng thời tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch hỗ trợ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, nhất là sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng để nâng cao giá trị".

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Khai thác hiệu quả nhãn hiệu hàng hóa
(BGĐT) - Để “chắp cánh” cho sản phẩm hàng hóa vươn xa, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc đầu tư duy trì, phát triển nhãn hiệu còn hạn chế, dẫn đến một số sản phẩm hàng hóa dần mai một.
Nghiệm thu dự án xây dựng, quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Vân hương mỹ tửu”
(BGĐT) - Chiều 28/3, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Vân hương mỹ tửu” cho sản phẩm rượu của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.
Thảo luận sâu về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
(BGĐT)-Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 20/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đóng góp nhiều ý kiến vào hai dự án luật trên. 
Truy xuất nguồn gốc nông sản: Bảo đảm các tiêu chí, minh bạch thông tin
(BGĐT) - Truy xuất nguồn gốc (TXNG) nông sản bước đầu được tỉnh Bắc Giang quan tâm song mới ở dạng sơ khai, giản đơn. Để thực hiện tốt hoạt động này, tạo niềm tin của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cần hoàn thiện các tiêu chí về TXNG, đáp ứng yêu cầu xu thế hội nhập.
HTX Nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên: Sử dụng hiệu quả tem truy xuất nguồn gốc
(BGĐT) - Thành lập từ năm 2017, với mục tiêu tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, uy tín với người tiêu dùng, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) đã chú trọng tới chất lượng sản phẩm và tem truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó sản phẩm của đơn vị đã được người tiêu dùng đón nhận.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...