Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Khoa học - Công nghệ
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Thuần dưỡng tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước ngọt

Cập nhật: 10:08 ngày 27/10/2022
(BGĐT) - Từ đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Minh Đức (Việt Yên - Bắc Giang) đã thuần dưỡng thành công tôm thẻ chân trắng - loài tôm nhiệt đới, sống ở nước mặn sang nuôi trong môi trường nước ngọt.

Theo ông Thân Văn Tuân, Giám đốc HTX Nông nghiệp Minh Đức, thời gian đầu triển khai đề tài, ông cũng như các thành viên trong HTX không khỏi lo lắng vì tôm thẻ chân trắng vốn quen sống ở nước mặn, nước lợ, giờ chuyển sang nuôi ở môi trường nước ngọt với điều kiện thời tiết khí hậu khác biệt. 

{keywords}

Khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng của HTX Nông nghiệp Minh Đức.

Thế nhưng, sau 8 tháng đưa vào nuôi, đến nay giống tôm này đã thích nghi với môi trường nước ngọt, phát triển ổn định, giá trị cao hơn so với những đối tượng nuôi truyền thống khác.

Đề tài được Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Việt Yên phối hợp với HTX Nông nghiệp Minh Đức thực hiện nuôi thử nghiệm 200 nghìn con tôm thẻ chân trắng với quy mô 2 nghìn m2 ao; tổng kinh phí gần 140 triệu đồng. 

Thực hiện đề tài, HTX được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hệ thống máy quạt nước, 40% con giống và 20% thức ăn. Cùng đó, cán bộ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật và xử lý môi trường ao nuôi. 

Đến nay, đợt 1 với quy mô 100 nghìn con trên diện tích 1 nghìn m2 đã cho thu hoạch; đang triển khai đợt 2. Qua đánh giá, tỷ lệ tôm sống đạt 70-80%, kích cỡ đạt 30 - 35 con/kg; năng suất ước đạt khoảng 1,5 tấn/1 nghìn m2. Với giá bán từ 100 đến 200 nghìn đồng/kg (tùy kích cỡ), người nuôi tôm thu về khoảng 200 triệu đồng.

HTX Nông nghiệp Minh Đức thành lập năm 2015 với hơn 10 mẫu ao chuyên ươm nuôi cá giống và cá thương phẩm. Mỗi năm, HTX sản xuất hàng triệu con giống, doanh thu ước đạt khoảng 5 tỷ đồng/năm. 

Nhờ kinh nghiệm chăn nuôi cá giống và cá thương phẩm nên trong quá trình triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, thành viên HTX không gặp nhiều khó khăn, nhanh chóng tiếp thu những kiến thức trong chăn nuôi và phòng trừ bệnh trên tôm.

Kỹ sư Hoàng Thị Hoa, chủ nhiệm đề tài chia sẻ: “Qua quá trình nuôi thử nghiệm, tôm ít gặp bệnh tật, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Điều đó cho thấy tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện tại địa phương. 

So với nuôi cá, tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chi phí đầu tư thấp, giá bán cao. Do đó, người nuôi cá hoàn toàn có thể chuyển đổi sang nuôi tôm để tăng thu nhập trên cùng diện tích nuôi”.

Bài, ảnh: Lương Hoài

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tạo sức bật trong sản xuất nông nghiệp
(BGĐT) - Chiều 3/10, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình).
Nghị quyết 130 - Đòn bẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao
(BGĐT) - Ngày 16/8/2016, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 130-NQ/TU về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Nghị quyết 130). Thực hiện Nghị quyết, nhiều mô hình CNC phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tiếp sức cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
(BGĐT) - Do nhu cầu sử dụng nông sản sạch của người dân ngày càng tăng, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành nhiều chuỗi liên kết sản xuất trong nhà màng và chăn nuôi với công nghệ hiện đại. Đây là tín hiệu tích cực để lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) phát triển bền vững.
Chăn nuôi gia cầm công nghệ cao
(BGĐT) - Mô hình chăn nuôi gia cầm của hộ nông dân Hoàng Văn Tuấn, xã Quỳnh Sơn , huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Ứng dụng công nghệ mới, nâng giá trị sản phẩm OCOP ở Bắc Giang
(BGĐT) - Để chuẩn bị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, các chủ thể đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, bao bì sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...