Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cách mạng công nghiệp 4.0: Lao động thủ công trước nguy cơ mất việc

Cập nhật: 20:37 ngày 17/04/2017
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, máy móc sẽ làm thay con người trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những ngành nghề sử dụng nhiều lao động thủ công.
{keywords}

Lao động gia công và lắp ráp sẽ dần dần bị robot thay thế.

Dẫn kết quả nghiên cứu mới của Đại học Oxford về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Trần Việt Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) cho hay: “47% công việc ngày hôm nay sẽ có tỉ lệ 75% tự động trong vòng 20 năm tới, chủ yếu là các công việc có thu nhập trung bình và văn phòng thường ngày mà không đòi hỏi trình độ kỹ thuật”.

Đây thực sự là thách thức đối với KT-XH Việt Nam khi có hơn 90% lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lao động giản đơn, trình độ lao động thấp. Với xu hướng phát triển và ứng dụng nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và robot thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đe dọa lao động kỹ năng thấp và một số loại công việc cụ thể. 

Đồng quan điểm, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam ví dụ, máy móc có thể làm việc 24/24 giờ mà không cần nạp năng lượng, thậm chí làm trong điều kiện “tối tăm mù mịt” không cần ánh sáng, trong khi vẫn kiểm soát được tốc độ, chất lượng. Gần nhất là ngành lái xe, trước tiên là lái xe taxi có thể nhanh chóng bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa. 

Với những lĩnh vực liên quan đến cảm xúc và trực giác con người thì khó thay thế hơn nhưng nghệ sĩ, bác sĩ, họa sĩ, nhà báo… vẫn có khả năng bị robot thay thế. Vì lao động gia công và lắp ráp còn quá nhiều nên cách mạng 4.0 trở thành một thách thức rất lớn trong chính sách phát triển công nghiệp cũng như chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. 

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 không quá xa vời mà đã hiện hữu trong mọi ngành sản xuất. Đối với dệt may, nhiều lao động đã mất việc. “Chúng tôi mới đi thăm một nhà máy kéo sợi, trước đây 30.000 cọc sợi cần 450 lao động, nhưng nay chỉ cần 18 lao động, còn lại tự động hóa hết. Cái áo sơ mi tôi đang mặc đều do máy làm toàn bộ, từ đường may sườn đến thùa khuy, đơm cúc. Trước mỗi người điều khiển 1 máy thùa khuy, giờ một người điều khiển 3 máy”. 

Việt Nam không có lựa chọn nào khác là phải nhanh chóng tham gia vào cuộc cách mạng này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Muốn vậy, theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, Việt Nam nhất định phải cấu trúc lại giáo dục, đào tạo. “Nếu giáo dục, đào tạo vẫn theo logic cải cách từ gần 20 năm nay thì không thể được. Tôi được biết, đến thời điểm này, vẫn chưa có gì đột biến trong giáo dục, vẫn còn tư duy bằng cấp đi liền với tư duy nhiệm kỳ thì vô cùng khó” - ông Trần Đình Thiên thẳng thắn nói. 

Theo Hà Linh/ANTĐ


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...