Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 31 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giữ độ phì cho đất

Cập nhật: 08:00 ngày 22/10/2017
(BGĐT) - Đất canh tác đang dần nghèo kiệt dinh dưỡng, bạc màu, giảm hiệu quả sản xuất. Xung quanh nội dung này, phóng viên ghi lại một số ý kiến liên quan tới việc giữ độ phì cho đất.

Ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở TN&MT:

{keywords}

Ngăn chặn xả thải trái phép

Theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ hằng năm cho thấy, môi trường đất tại một số địa bàn bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp (DN), trang trại chăn nuôi xả thải trái phép ra môi trường khiến nhiều diện tích lúa thất thu. Ngay khi phát hiện, Sở đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị xử phạt và tham mưu với UBND tỉnh xử lý 14 trường hợp, với số tiền khoảng 1,8 tỷ đồng. Đơn cử  là Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Đông Minh và Công ty cổ phần Thép Việt Úc (cụm công nghiệp Nội Hoàng). Thời gian tới, Sở tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, chăn nuôi tập trung; kiểm tra, xử lý nghiêm khi phát hiện sai phạm đối với hoạt động xả thải của các DN trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở chăn nuôi tập trung. Qua đó góp phần bảo vệ môi trường đất canh tác.

Ông Nguyễn Tiến Ky, Viện Nghiên cứu đào tạo và Tư vấn khoa học công nghệ:

{keywords}

Tận dụng đất dưới tán cây trồng nấm linh chi

Quá trình nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, tôi có điều kiện gắn bó và làm việc cùng nông dân Bắc Giang. Qua đó tôi nhận thấy bà con lạm dụng thuốc trừ cỏ. Điều này rất nguy hiểm bởi lượng thuốc dư thừa cây trồng không hấp thụ hết sẽ ngấm vào đất, gây độc cho đất và triệt tiêu vi sinh vật có lợi trong đất. Vì vậy, tôi đã hỗ trợ một số bà con ở xã Phúc Hòa (Tân Yên); Quý Sơn (Lục Ngạn) sử dụng thảo mộc để trồng nấm linh chi. Cách làm này mang lại hiệu quả, người dân vừa được thu hoạch thêm sản phẩm ngoài vải; những chế phẩm sinh học, mùn gỗ từ sản xuất nấm giúp đất tơi xốp.

Ông Nguyễn Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN):

{keywords}

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất

Công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, an toàn cho nông sản thực phẩm đã được thực tiễn chứng minh. Trung tâm đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm EM, Fito - Biomix RR… giúp kích thích sinh trưởng, sinh sản và đề kháng cho vật nuôi; phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng; xử lý rác thải, khử mùi hôi chuồng trại, làm sạch nguồn nước. Theo tôi, cần tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, khuyến khích và sử dụng các loại chế phẩm địa phương có thể sản xuất được nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng.

Bà Trần Thu Trang, Trung tâm Nghiên cứu đất và phân bón vùng trung du (Hiệp Hòa):

{keywords}

Hạn chế xói mòn đất

Qua khảo sát, chúng tôi được biết bà con nhiều nơi bón phân không cân đối khiến đất bị bạc màu. Hơn nữa, đất ở vùng đồi núi thường bị xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng. Để bảo vệ tầng đất canh tác, trước hết cần xây dựng hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu hợp lý, hạn chế xói mòn đất. Luân canh cây trồng, trong đó chú trọng cây họ đậu. Bón nhiều phân hữu cơ, phân xanh, vùi lại sản phẩm của sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ, thân lá cây đậu đỗ. Bón vôi để nâng cao pH và cải tạo lý tính của đất. Sử dụng các loại phân bón sinh học tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

Nhóm PV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...