Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ước vọng của tiến sĩ Dược học để người Việt có lá gan khỏe mạnh

Cập nhật: 09:56 ngày 30/07/2018
Niềm đam mê thôi thúc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, TS dược học Trần Đức Dũng đã dành 10 năm dài tâm huyết để nghiên cứu về loài dược liệu quý hiếm với mong muốn tạo ra một sản phẩm bảo vệ gan chất lượng cao mang thương hiệu Việt từ chính loại dược liệu quý nơi quê nhà

Theo chân TS Trần Đức Dũng và các nhà khoa học, chúng tôi tìm về khu vực rừng núi thuộc xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn – nơi có loại dược liệu quý ngàn năm mang tên ưng bất bạc – đã được TS Trần Đức Dũng dành 10 năm nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đài Loan.

{keywords}

TS Trần Đức Dũng bên cây ưng bất bạc.

Đam mê về loại dược liệu quý từ thuở ấu thơ…

“Từ nhỏ tôi đã được ông bà kể truyền thuyết về một loài cây đặc biệt, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Người ta gọi nó là “ưng bất bạc” bởi không một loài chim nào có thể lui tới và làm tổ. Chỉ biết rằng, người dân quê tôi dùng loài cây kỳ diệu đó như một vị thảo dược quý giúp giải độc, bảo vệ gan hiệu quả. 

Cái tên “ưng bất bạc” đã khơi dậy trong tôi biết bao tò mò và cũng chẳng biết tự bao giờ, tôi luôn ấp ủ một ước mơ phải làm một điều gì đó để nâng tầm giá trị của loài cây đặc biệt này” – TS Trần Đức Dũng chia sẻ.

Những năm đầu thế kỉ XXI, khi các bệnh lý về gan ở Việt Nam ngày càng gia tăng, chi phí để phòng và điều trị cũng rất lớn khi phải sử dụng nhiều loại thuốc nhập ngoại, nhưng một dược liệu quý như ưng bất bạc lại bị lãng quên, TS Trần Đức Dũng nhận thấy: “Con đường nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chiết xuất hiện đại để mang đến những sản phẩm chất lượng cao từ chính thảo dược quê nhà là giải pháp hữu hiệu nhất”.

Do vậy, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Dược năm 2003, TS Dũng đã mang theo ưng bất bạc sang Đài Loan - một quốc gia hàng đầu về chiết xuất dược liệu để tiến hành nghiên cứu. Tại đây, TS Trần Đức Dũng đã ứng dụng công nghệ phân tử Y sinh học - công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất dùng để nghiên cứu phát hiện thuốc mới và nhiều lĩnh vực Y dược khác. 

Từ đó, anh đã khám phá ra những công dụng tuyệt vời với 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ ưng bất bạc như: Bảo vệ tổn thương tế bào gan do rượu và tân dược, kháng virus viêm gan b, hạ men gan và phục hồi các chức năng của gan, diệt tế bào ung thư gan người HA22T, làm giảm sự phát triển của khối u của cao chiết Ưng Bất Bạc. 

Bên cạnh đó, cao chiết ưng bất bạc còn ức chế sự sản sinh ra tế bào ung thư HA22T, ức chế sự tăng sinh, khả năng xâm lấn và ức chế các tín hiệu di căn của tế bào HA22T thông qua hoạt hóa protein PP2A.

Nỗ lực để công trình nghiên cứu mang tính an sinh xã hội

Công trình nghiên cứu của TS Trần Đức Dũng đã được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban Khoa học công nghệ Đài Loan đồng cấp bằng sáng chế, tặng giải thưởng “Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên”, một giải thưởng uy tín của Đài Loan.

{keywords}

Trở về quê hương sau bao năm nỗ lực, TS Trần Đức Dũng vẫn mệt mài ngày đêm với dự án bảo tồn dược liệu quý ngàn năm ưng bất bạc. Anh đã chuyển giao công nghệ chiết xuất hoạt chất từ ưng bất bạc được Mỹ cấp bằng sáng chế cho Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI, để sản xuất thành công sản phẩm Heposal giúp phục hồi và bảo vệ tế bào gan, duy trì sức khỏe đường dài cho gan…

Heposal là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa dịch chiết chuẩn hóa PYBBE từ ưng bất bạc kết hợp với Phosphocomplex - dạng bào chế công nghệ cao của Silymarine tăng hấp thu và hiệu quả gấp 100 lần so với Silymarine thông thường, giúp phục hồi và bảo vệ gan, sử dụng tốt cho những trường hợp có nguy cơ cao gây tổn thương gan như nhiễm viêm gan virus B, C, người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc tây, hóa chất độc hại…

Quyết định đó một phần để người dân trên quê hương anh có thể phát triển nghề trồng và cung ứng dược liệu sạch, nâng cao đời sống. Đồng thời, cũng là cơ hội để mọi người được tiếp cận sản phẩm chất lượng cao với chi phí hợp lý giúp chăm sóc bảo vệ lá gan người Việt và hướng tới việc xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.

Minh Tiến (t/h)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...