Thứ bảy, 11/05/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhân rộng mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi

Cập nhật: 16:18 ngày 15/08/2018
(BGĐT) - Sáng 15-8, Ban quản lý (BQL) Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Liên danh Công ty TNHH Công nghệ Minh Châu – Công ty CP Khoa học công nghệ PETECH tổ chức tổng kết gói thầu số 32 “Sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải rắn chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ quy mô trang trại” và tuyên truyền nhân rộng các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi.


{keywords}

Toàn cảnh quang cảnh hội nghị

Tới dự hội nghị có: Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng ban kiêm Giám đốc BQL Dự án LCASP ở Trung ương; lãnh đạo, cán bộ BQL Dự án LCASP tỉnh Bắc Giang; đại diện Công ty Liên danh Công ty TNHH Công nghệ Minh Châu – Công ty CP Khoa học công nghệ PETECH; phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố và một số hộ chăn nuôi tiêu biểu tham gia gói thầu 32. 

Sau 4 năm thực hiện, đến nay, gói thầu thuộc Dự án LCASP đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi 8 nghìn hầm khí sinh học, công nghệ xử lý chất thải, chế phẩm sinh học, cách vận hành hệ thống hầm khí sinh học, hố ủ phân Compost... Từ cuối năm 2017, gói thầu còn hỗ trợ lắp đặt 8 hệ thống tách phân xử lý chất thải chăn nuôi tại 8 trang trại lớn, quy mô hơn 1 nghìn con lợn/trang trại. 

Sau thời gian áp dụng, các mô hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có thể cho thu hồi chi phí đầu tư nhờ bán nguồn phân bón chất lượng, bảo đảm an toàn cho sản xuất nông nghiệp. Gói thầu thuộc Dự án LCASP được đánh giá thành công, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. 

{keywords}

Ông Lê Văn Khiêm, thôn Vân Chung, xã Lam Cốt (Tân Yên) đánh giá cao việc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng hệ thống tách phân đã xử lý triệt để chất thải trong chăn nuôi, tạo nguồn nguyên liệu phân hữu cơ tốt cho cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích về môi trường. Nhiều hộ chăn nuôi mong muốn, BQL Dự án tiếp tục có thêm chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn.

{keywords}

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng ban kiêm Giám đốc Dự án LCASP phát biểu.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh đánh giá, Bắc Giang là một trong những địa phương thực hiện tốt Dự án LCASP, mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tại địa phương, khuyến cáo nhiều người chăn nuôi áp dụng. 

Thời gian tới, BQL Dự án sẽ tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, của tỉnh để tiếp tục nhân rộng mô hình thuộc gói thầu 32; đồng thời thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi thuộc Dự án LCASP đến năm 2020 như: Nuôi lợn tiết kiệm nước, ứng dụng máy tách phân xử lý chất thải chăn nuôi di động...; xây dựng các mô hình điểm để các hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn áp dụng, hướng tới nền nông nghiệp an toàn, bền vững. 

{keywords}

Đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh phát biểu.

Tại hội nghị, Công ty Liên danh Công ty TNHH Công nghệ Minh Châu- Công ty CP Khoa học công nghệ PETECH giới thiệu một số giải pháp, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi mới.

Văn Vĩnh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...