Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam sản xuất vệ tinh quan sát Trái Đất để dự báo thiên tai

Cập nhật: 08:44 ngày 19/10/2018
Các kỹ sư của Việt Nam cùng với chuyên gia Nhật Bản trực tiếp sản xuất vệ tinh LOTUSat - 1 tại Nhật Bản trong 36 tháng.

Chiều 18-10, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã thông tin về việc Việt Nam và Nhật Bản đang chuẩn bị để sản xuất vệ tinh radar LOTUSat - 1. Vệ tinh có độ phân giải cao (từ 1 đến 16 m), tức là có thể quan sát hình ảnh của một vật thể chi tiết khoảng 1-16 m.

{keywords}

Vệ tinh MicroDragon (50kg) thuộc chương trình đào tạo của Dự án đã được chế tạo thành công và chuẩn bị phóng vào cuối năm 2018. 

Đây là nhiệm vụ thuộc hợp phần của dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thực hiện.

LOTUSat - 1 là vệ tinh dùng cảm biến chủ động (sóng vô tuyến), không phụ thuộc vào nguồn sáng mặt trời, cho khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, giúp tăng gấp đôi hiệu suất quan sát Trái Đất so với vệ tinh dùng cảm biến quang học (chỉ chụp ban ngày). Nó còn có khả năng đâm xuyên, phân biệt tính chất vật liệu bề mặt và phản xạ tín hiệu vô tuyến.

TS Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, thời gian thực tế cần để sản xuất vệ tinh LOTUSat - 1 là 36 tháng. Thời gian thử nghiệm và phóng lên quỹ đạo chưa xác định được do còn phụ thuộc nhiều yếu tố (thông thường phải đợi 6 tháng đến một năm).

Ông Tuân cho biết việc sản xuất vệ tinh này sẽ được thúc đẩy nhanh để phục vụ việc dự báo thiên tai. Dự kiến khi ứng dụng sẽ giảm 10% thiệt hại do thiên tai ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay muốn chụp ảnh một khu vực nào đó Việt Nam phải đặt hàng, sau đó ít nhất hai ngày mới nhận được kết quả. Nhưng có vệ tinh quan sát Trái Đất riêng, mọi việc sẽ được hoàn tất chỉ trong vòng 6 -12 giờ.

Để hoàn thành mục tiêu này, từ khâu thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm đều được các sinh viên, kỹ sư của Việt Nam thực hiện ở Nhật Bản. Hiện đã có 36 cán bộ nghiên cứu và kỹ sư trẻ của Việt Nam được gửi đến 5 trường đại học của Nhật Bản để theo học chương trình đào tạo thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành sản xuất vệ tinh micro cỡ 50 kg sẽ được phóng vào tháng 12 tới.

Việt Nam từng phóng lên vũ trụ Vinasat 1 (tháng 4-2008) và Vinasat 2 (phóng tháng 5-2012). Đây là hai vệ tinh viễn thông có nhiệm vụ phát, tiếp sóng.

VNRedSat 1 (phóng tháng 5-2013) là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất của Việt Nam, có nhiệm vụ giám sát thảm họa thiên nhiên, môi trường và tài nguyên của Việt Nam.

Thảm họa 'đất hóa lỏng' xóa sổ ngôi làng Indonesia nhìn từ vệ tinh
Ảnh vệ tinh cho thấy mặt đất hóa lỏng sau động đất ở TP Palu, nhấn chìm nhà cửa trong khối bùn lầy khổng lồ.
 
Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
4 vệ tinh đầu tiên của sao Mộc là LO, Europa, Ganymede, Callisto đã được tìm ra bởi Galileo vào năm 1610. Từ đó đến nay, bằng những thiết bị hiện đại, các nhà thiên văn học đã tìm ra rất nhiều vệ tinh mới của sao Mộc. Vậy hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời này thực sự có bao nhiêu vệ tinh?
 
Facebook sẽ dùng vệ tinh để phát Internet tới các khu vực xa xôi trên khắp thế giới
Sau thất bại ở dự án dùng máy bay không người lái phát Internet tới các vùng xa xôi, Facebook cho thấy quyết tâm không bỏ cuộc khi triển khai việc dùng vệ tinh để truyền phát Internet.
 

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...