Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phát triển một số sản phẩm AI dựa trên lợi thế của Việt Nam

Cập nhật: 10:37 ngày 09/11/2018
Những sản phẩm lợi thế sẽ được ưu tiên phát triển. Nghiên cứu cơ bản cũng thực hiện để chuẩn bị nguồn nhân lực.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam đến năm 2025. Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, kế hoạch này đặt ra mục tiêu phát triển một số sản phẩm AI dựa trên lợi thế của Việt Nam. Nghiên cứu làm chủ công nghệ, phát triển và thương mại hóa sản phẩm khoa học và ứng dụng AI chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung phát triển các công nghệ nền tảng về xử lý và nhận dạng âm thanh, tiếng nói, hình ảnh, thị giác máy, tích hợp dữ liệu, bản đồ số, quản lý dây chuyền sản xuất.

{keywords}

Tập đoàn FPT giới thiệu sản phẩm công nghệ tại Triển lãm trí tuệ nhân tạo tổ chức tháng 5-2018 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực này cũng triển khai nhằm giải quyết các bài toán lớn về quản lý, kiểm soát sản xuất, có ý nghĩa trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, ngân hàng, giao thông, vận tải, hậu cần, công nghiệp, quốc phòng an ninh, du lịch, thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến, thông tin truyền thông và các lĩnh vực khác.

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, gần đây AI có bước phát triển đột phá trên thế giới bởi sự phát triển của các công nghệ thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn.

Tại Việt Nam, AI được nghiên cứu và phát triển sớm trong các trường học và viện nghiên cứu nhằm giải các bài toán đặc thù Việt Nam như nhận dạng chữ viết, văn bản, hiểu và phân tích văn bản tiếng Việt.

"Việt Nam có nền tảng khá tốt về toán nên khi chuyển sang công nghệ thông tin chúng ta có thế mạnh về thuật toán và trí tuệ nhân tạo so với các mảng khác. Bối cảnh thế giới và trong nước đang tạo ra thời điểm tốt cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo", ông Duy nói.

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, sẽ không kỳ vọng Việt Nam có thể cạnh tranh ngay lập tức với các quốc gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên cần tạo ra một số sản phẩm của riêng Việt Nam, dựa trên các lợi thế của Việt Nam để phục vụ thị trường trong nước đồng thời tìm ra thị trường ngách để đưa sản phẩm của Việt Nam ra thị trường bên ngoài.

"Đây là bước đi thực tế ", ông Duy nói và cho biết để làm được cần xây dựng năng lực nội tại cho lĩnh vực này gồm xây dựng hệ thống dữ liệu lớn, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng, máy móc, công nghệ để đón đầu, bắt kịp với xu hướng thế giới.

Sẽ ưu tiên nghiên cứu về AI

Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm việc với nhiều nhóm chuyên gia chủ chốt về trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam cũng như các chuyên gia người Việt ở nước ngoài để xác định các hành động cụ thể.

Mạng lưới 100 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã được khởi động kết nối. Cùng với đó các hội thảo, tọa đàm cũng được tổ chức để các nhà khoa học chủ chốt trong lĩnh vực này chia sẻ, tư vấn.

Tiếp theo là xây dựng dữ liệu lớn. Đây sẽ là dữ liệu dùng chung trong các nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cộng đồng. Chương trình này gắn với Đề án hệ tri thức Việt số hóa đang được triển khai. Một số dữ liệu về tiếng Việt, nông nghiệp, giáo dục... đang được thu thập.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, sắp tới các đề tài nghiên cứu cơ bản trong AI sẽ được Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia ưu tiên.

"Chúng tôi cũng đang đề nghị Viện Toán cao cấp xác định một vài bài toán cơ bản trong lĩnh vực AI để tập hợp các nhà toán học Việt Nam trong và ngoài nước cùng giải quyết", ông Duy nói và cho biết từ việc nghiên cứu cơ bản sẽ đào tạo kiến thức cho đội ngũ nghiên cứu, sinh viên ra trường làm việc cho các doanh nghiệp làm về trí tuệ nhân tạo.

Trước yêu cầu về hệ thống máy móc dùng chung, ông Duy cho biết sắp tới một số viện, trường trọng điểm sẽ được đầu tư hệ thống này. Đồng thời sẽ triển khai các hoạt động đào tạo phi hàn lâm gồm chuyên gia, kỹ thuật viên, lồng ghép trong các chương trình đào tạo, thúc đẩy các khóa đào tạo ngắn hạn như trường hè, khóa đào tạo tư nhân.

"Hiện tại, Bộ đang tiếp tục làm việc với các nhóm chuyên gia chủ chốt về AI để cùng nhau xác định và triển khai các nhiệm vụ ưu tiên. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với các bộ, ngành liên quan để phối hợp triển khai và lồng ghép các chương trình", ông Duy nói mong muốn của Bộ Khoa học và Công nghệ là có những bước đi thực tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam để kế hoạch có tính khả thi, đạt được hiệu quả đề ra.

Người Việt tạo hệ thống hút ẩm từ không khí thành nước uống
Hệ thống hai trong một vừa tạo nước ngọt và làm lạnh bằng cách hạ nhiệt độ không khí đến điểm sương, tách thành giọt, thu 200 lít một ngày.
 
Robot bốc dỡ hàng hoá trong nhà máy ở Việt Nam
Robot được lập trình hoạt động hoàn toàn tự động để bốc hàng hóa, công nhân chỉ giám sát vận hành.
 
Áo khoác tự làm ấm trong vòng 6 phút
Mẫu áo khoác do công ty Anh sản xuất cho phép người mặc kiểm soát nhiệt độ và vị trí làm ấm bằng ứng dụng điện thoại.
 
Thủ tướng Pháp: Xây hệ sinh thái khởi nghiệp là chiến lược đúng đắn
"Thích nghi với những thay đổi của thế giới và coi đó là cơ hội cho những người sáng tạo cam đảm," Thủ tướng Pháp Edouard Phillipe đưa ra lời khuyên như vậy đối với cộng đồng khởi nghiệp Việt-Pháp tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ French Tech Ho Chi Minh-City, diễn ra chiều 4-11, tại TP Hồ Chí Minh.
 
Người dân Tây Ninh có thể làm thủ tục hành chính qua smartphone
Tây Ninh chính thức công bố triển khai thành công dịch vụ làm thủ hành chính trực tuyến trên Zalo với tên gọi “Cổng hành chính công tỉnh Tây Ninh” cho phép người dân làm thủ tục ngay tại nhà qua điện thoại di động.
 

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...