Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam tạo chủng gốc sản xuất vắc-xin phòng bệnh viêm phổi ở lợn

Cập nhật: 14:17 ngày 22/11/2018
Bộ chủng giống vi khuẩn được phân lập tại Việt Nam, xây dựng thành quy trình phục vụ cho sản xuất vắc-xin.

Công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã nghiên cứu tạo thành công giống gốc vi khuẩn đưa vào sản xuất vắc-xin phòng bệnh viêm phổi ở lợn.

{keywords}

Chủng vi khuẩn được đựng trong bình nuôi cấy.

Hiện nhóm nghiên cứu đã tạo được bộ chủng giống vi khuẩn đạt yêu cầu về tính vô trùng, thuần khiết, đại diện, an toàn, hiệu lực... phục vụ cho công tác sản xuất vắc-xin.

Các quy trình liên quan đến chủng giống như quy trình sử dụng giống, quy trình bảo quản giống, quy trình kiểm định giống đối với các vi khuẩn trên được xây dựng và đưa vào ứng dụng.

{keywords}

Bình lên men sục khí vi khuẩn.

Đây là kết quả của đề tài thuộc dự án "Công nghệ sản xuất vắc-xin đa giá phòng ba bệnh viêm phổi phổ biến ở lợn" thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, thực hiện từ năm 2016-2018.

Để tạo được chủng gốc, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu bệnh phẩm điển hình từ lợn nghi mắc bệnh viêm phổi. Từ đó nghiên cứu tạo giống gốc vi khuẩn, phối trộn kháng nguyên đơn giữa các chủng, sản xuất vắc-xin đa giá phòng các bệnh viêm phổi cho lợn.

Các chủng vi khuẩn đã được nghiên cứu thành công gồm: Mycoplasma hyopneumoniae, Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis.

Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae để sản xuất vắc-xin phòng bệnh viêm phổi địa phương ở lợn.

Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae để sản xuất vắc-xin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn.

Vi khuẩn Streptococcus suis để sản xuất vắc-xin phòng bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường thích hợp cho nhân giống, chọn lọc phương pháp nhân giống, xác định các chỉ tiêu vật lý, mật độ... của giống sơ cấp và thứ cấp.

Đơn vị chủ trì đang nghiên cứu phối trộn các loại kháng nguyên của ba loại vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn, viêm phổi - màng phổi, liên cầu khuẩn ở lợn và đánh giá hiệu lực của vắc-xin đa giá vô hoạt nhũ dầu trên động vật thí nghiệm.

Bệnh viêm phổi, màng phổi do vi khuẩn gây ra có độc lực khác nhau, thường gây tổn thương nghiêm trọng ở phổi lợn. Bệnh có thể xảy ra trên lợn từ lúc cai sữa đến khi trưởng thành, ảnh hưởng đến năng suất, giảm tỷ lệ tăng trọng và tăng tỷ lệ tiêu hao thức ăn. Ở thể cấp tính có thể khiến lợn chết.

Việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất được vắc-xin dựa trên chủng vi khuẩn được phân lập tại Việt Nam giúp cho việc sản xuất vắc-xin thuận lợi hơn, chủ động được công tác tiêm phòng đại trà, hạn chế dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi gia súc trên toàn quốc.

Việt Nam sản xuất vắc-xin phòng các chủng virus mới của cúm A/H5N1
Vắc-xin giúp gia cầm có khả năng phòng bệnh bao phủ các chủng virus đang lưu hành tại Việt Nam, được nghiên cứu sản xuất trong nước.
 
Hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh”: Sử dụng kháng sinh đúng cách và có trách nhiệm
Hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh từ 12 đến 18-11-2018”, ngày 13-11, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh với chủ đề “Kháng sinh: sử dụng có trách nhiệm” với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nhà chuyên môn y tế, lãnh đạo, giảng viên và học sinh, sinh viên các trường, các tổ chức trong nước và quốc tế.
 
Nguyên tắc ‘đúng và đủ’ khi điều trị kháng sinh
Đúng là sử dụng đúng thuốc cho đúng bệnh. Đủ là về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Đó là 2 nguyên tắc quan trọng nhất cần tuân thủ chặt chẽ để kháng sinh phát huy tác dụng như ý nghĩa vốn có.
 
Xuất hiện thuốc kháng sinh nhiễm khuẩn Zinnat 500mg giả
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị nghiêm cấm sử dụng thuốc giả Zinnat 500mg.
 
Những đồ ăn đại kỵ khi đang uống thuốc kháng sinh
Việc ăn gì trước, sau khi uống thuốc là điều rất quan trọng, vì thức ăn mà chúng ta sử dụng trong thời gian chữa trị có thể không chỉ làm thay đổi, mà còn làm cho tác dụng của nhiều loại thuốc thành con số không.
 

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...