Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất nấm ăn, dược liệu

Cập nhật: 16:23 ngày 21/03/2019
(BGĐT) - Năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam) triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Sau hơn hai năm thực hiện, dự án đạt mục tiêu đề ra.

Áp dụng công nghệ mới

Vài năm gần đây, ngành sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Hiện toàn tỉnh có khoảng 600 hộ, hơn 100 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác tham gia sản xuất nấm với diện tích gần 200 ha, sản lượng khoảng 6 nghìn tấn/năm, trong đó có 15 mô hình trồng nấm công nghệ cao đủ kiểu kiện để sản xuất các loại nấm cao cấp như: Kim châm, Kim phúc, Chân dài… 

{keywords}

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang (Sở KH&CN) kiểm tra mô hình trồng nấm.

Tuy nhiên, công nghệ nhân và nuôi trồng nấm sử dụng phổ biến trên thể rắn như: Mùn cưa, thóc, que sắn... Đây là phương pháp truyền thống, đơn giản, có những hạn chế như: Tốn nhiều thời gian nhân giống, nhân lực, cần diện tích nhà xưởng rộng, khó quản lý mầm bệnh…

Để khắc phục hạn chế nêu trên, tháng 4-2017, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm triển khai dự án tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang và Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang. Đây là dự án KH&CN cấp tỉnh, tổng kinh phí đầu tư gần 5 tỷ đồng. Ưu điểm của dự án là sử dụng công nghệ sản xuất nấm dạng dịch thể (nhân giống nấm trong môi trường nước có pha chất dinh dưỡng) nhân giống nấm ăn, nấm dược liệu, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất.

Qua hai năm triển khai, dự án đã xây dựng mô hình sản xuất giống nấm dạng dịch thể công suất 80 - 100 lít/mẻ nhân giống, quy mô đạt 2.000 lít giống/năm, chất lượng nâng lên, tỷ lệ nhiễm bệnh dưới 5%; mô hình sản xuất nấm thương phẩm hai giống nấm Kim phúc và Chân dài quy mô 80 tấn nguyên liệu; nấm thương phẩm Mộc nhĩ 80 tấn, Linh chi 100 tấn. Các mô hình nấm ăn, nấm dược liệu trong dự án đều được sử dụng giống phương pháp nhân giống dạng dịch thể.

Thạc sĩ Trần Thu Hà, Chủ nhiệm dự án cho biết: Công nghệ này cho phép thu lượng lớn sinh khối sợi nấm để làm giống cấp 1, 2; đồng thời có thể trực tiếp làm giống thương phẩm. Giống nấm dạng dịch có ưu điểm vượt trội. 

Thời gian nhân giống rút ngắn xuống từ 10 - 15 ngày, hệ số nhân giống tăng từ 7- 10 lần và giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh nếu kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào. Tuổi giống đồng đều, chất lượng ổn định, năng suất có thể tăng từ 5 - 10% so với giống nấm truyền thống. Hơn nữa, giá thành sản xuất giống theo phương pháp này chỉ bằng 1/3 so với trên chất rắn.

Khả năng nhân rộng, phát triển

Tìm hiểu tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang - đơn vị được hỗ trợ mua trang thiết bị, hướng dẫn quy trình nhân giống nấm dạng dịch thể, toàn bộ giống được đưa vào thử nghiệm trồng nấm thương phẩm với quy mô: Mộc nhĩ 80 tấn nguyên liệu; Kim phúc, Chân dài 40 tấn; Linh chi 80 tấn. Các mô hình đã và đang thu hoạch với hiệu quả cao. 

Ông Nguyễn Danh Thắng, Giám đốc Trung tâm cho biết: Đơn vị đã thử nghiệm nhân giống trồng thương phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả. “Công nghệ này tiết kiệm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian sinh trưởng nấm thương phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm thêm 1, 2 vụ rồi sau đó nhân rộng”, ông Thắng nói.

Đánh giá sơ bộ ở các đơn vị tham gia dự án cho cho thấy, sản xuất giống nấm dạng dịch thể không yêu cầu đầu tư nhiều về nhà xưởng; diện tích phòng nuôi, giàn nuôi như sản xuất giống nấm dạng rắn nên tiết kiệm được chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn. 

Chỉ cần một nguồn đầu tư nhỏ cho sản xuất giống cấp I và giống dạng dịch thể có thể sản xuất được một lượng giống thương phẩm lớn với chi phí thấp hơn 30% so với truyền thống.

Hiện nay, trên thị trường các loại nấm ăn cao cấp như Đùi gà, Chân dài giá hơn 60 nghìn đồng/kg; Linh chi từ 500 - 800 nghìn đồng/kg. Việc sử dụng giống nấm dạng dịch thể cấy sang giống thương phẩm dạng rắn thuận tiện đối với người trồng nấm, đặc biệt là các hộ sản xuất chưa có điều kiện đầu tư hạ tầng. 

Với kết quả của dự án, phương pháp nhân giống này mở ra hướng đi mới, thúc đẩy phát triển nghề nấm trên địa bàn tỉnh, góp phần vào mục đến năm 2020, nấm cao cấp chiếm hơn 70% sản lượng của toàn tỉnh.

Hoàng Thoa- Công Tuấn

Tân Yên ứng dụng công nghệ tiên tiến cho cây ăn quả
(BGĐT)- Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất nhãn chín muộn PHM99-1.1, bưởi đỏ Hòa Bình và ổi OĐL1“, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tiếp nhận quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây ăn quả.
 
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
(BGĐT)- Để góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, năm 2018, TP Bắc Giang đã xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020. 
 
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tăng nhanh mô hình, sản phẩm chất lượng
(BGĐT) - Qua giai đoạn khởi đầu, đến nay, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) của tỉnh Bắc Giang có bước tiến mới, tăng nhanh về số lượng mô hình, giá trị thu nhập. Kết quả này đã tạo đà cho nông dân mạnh dạn đầu tư áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến để tạo ra sản phẩm cao cấp, đa dạng. 
 
Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
(BGĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bước đầu mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân, tạo việc làm cho nhiều lao động, cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường.
 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...