Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xe đạp lọc khí - sáng tạo bảo vệ môi trường của nhóm học sinh THPT

Cập nhật: 09:08 ngày 01/04/2019
Khi tham gia giao thông, nhận thấy không khí bị ô nhiễm, nhóm học sinh của trường Trung học phổ thông chuyên Thăng Long (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nghiên cứu, chế tạo thiết bị lọc khí gắn trên xe đạp rất tiện dụng và hữu ích trong việc bảo vệ môi trường.

Trên chiếc xe đạp thể thao quen thuộc, em Trần Hoàng Phi Bảo (lớp 12 chuyên Lý, trường Trung học phổ thông chuyên Thăng Long) dạo một vòng tuyến đường ngay trước cổng trường để “tận hưởng” luồng không khí sạch từ thiết bị gắn trên xe. Với bộ thiết bị đặc biệt này, người đạp xe có thể vừa đi đường vừa hít thở không khí trong lành mà không cần đến khẩu trang hay phải trùm kín mít như thường thấy.

{keywords}

Nhóm học sinh kiểm tra lại thiết bị lọc khí gắn trên chiếc xe đạp thử nghiệm.

“Ngoài cung cấp cho chính người điều khiển xe đạp, thiết bị cũng góp phần lọc không khí cho môi trường. Nếu nhiều người đi xe có gắn hệ thống lọc khí thì một môi trường không có khói bụi, ô nhiễm là điều có thể thành hiện thực trong tương lai” - Phi Bảo kỳ vọng nói.

Theo Bảo, tên gọi đầy đủ của công trình này là “Thiết bị lọc khí trên xe đạp khi tham gia giao thông” do em cùng hai bạn học sinh khác là Tăng Bảo Khánh (học cùng lớp) và Cao Thị Khánh Hòa (lớp 11 chuyên Lý) nghiên cứu, chế tạo.

Về cấu trúc, hệ thống thiết bị lọc khí nhìn khá đơn giản và có thể chia thành 2 phần khác nhau gồm phần lọc khí và hệ thống cung cấp năng lượng cho thiết bị. Trong đó, phần quan trọng là thiết bị lọc khí được gắn ngay trên ghi-đông trước tay lái của chiếc xe. Đây là phần lọc bụi bẩn và cung cấp khí sạch trực tiếp cho người điều khiển.

{keywords}

Bộ phận lọc khí 3 lớp - trái tim của hệ thống được gắn trên phần đầu chiếc xe đạp.

“Tại "trái tim" của hệ thống, chúng em dùng ba lớp lọc gồm bông gòn ở lớp đầu tiên để lọc hạt bụi lớn, lớp thứ hai là loại vải thường dùng làm khẩu trang có thể lọc những hạt bụi nhỏ hơn cũng như kháng khuẩn và lớp vải than hoạt tính sẽ có khả năng lọc được hầu hết các loại khí thải trong môi trường khi tham gia giao thông” - em Tăng Bảo Khánh giới thiệu.

Phần tiếp theo là hệ thống 6 cánh quạt hai bên ở bánh xe trước kết nối với thiết bị Dynamo có sẵn trên xe đạp, đây chính là nơi cung cấp nguồn điện cho hệ thống hoạt động. Thiết bị cũng bao gồm 1 bộ ắc quy nhỏ giúp lưu giữ nguồn điện để hệ thống lọc khí hoạt động hiệu quả, ổn định hơn. Từ đây điện sẽ cung cấp cho những cánh quạt gắn trong bộ lọc khí hoạt động, đẩy không khí “sạch” lên mặt của người sử dụng xe đạp.

Sau nhiều lần thử nghiệm và điều chỉnh trong suốt 6 tháng nghiên cứu, chế tạo, nhóm học sinh cùng giáo viên hướng dẫn đã nhờ Trung tâm quan trắc môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng) tiến hành thử nghiệm thực tế tại một số khu vực có nhiều phương tiện giao thông đi lại trên thành phố Đà Lạt. Kết quả thử nghiệm rất khả quan với khả năng lọc bụi đạt 86%, lọc được 63% khí NO2.

{keywords}

Sản phẩm của nhóm vừa đoạt giải Nhì tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học lần thứ XI năm học 2018 - 2019 của tỉnh Lâm Đồng.

Thầy Phạm Gia Sâm, Giáo viên bộ môn Vật lý, trường Trung học phổ thông chuyên Thăng Long cho biết, đây là kết quả rất đáng tin cậy khi được cơ quan chuyên môn thử nghiệm nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau có lưu lượng ô tô, xe máy dày đặc.

Theo các thành viên thực hiện đề tài, khi đã hoàn thành, cả nhóm sẽ tiếp tục cải tiến thiết bị cho nhỏ gọn và đẹp hơn và sẽ nghiên cứu gắn với xe đạp điện nhằm ứng dụng rộng rãi vào thực tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Em Cao Thị Khánh Hòa chia sẻ: Thiết bị này được cả nhóm sử dụng các vật liệu tái chế, có sẵn trong cuộc sống nên chi phí chế tạo rất rẻ, chỉ vài trăm ngàn cho một bộ hoàn chỉnh. Vì vậy việc ứng dụng vào thực tế là một điều hoàn toàn có thể làm được trong tương lai.

Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015 tại UBND cấp xã
(BGĐT)-Ngày 28-3, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015) vào hoạt động tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh. Tham dự có hơn 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn tại UBND các huyện, TP.
 
Công nghệ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học ở Việt Nam
Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vừa ứng dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học, thời gian thực hiện trong 20 phút và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh.
 
Viện KIST kết nối công nghệ tạo sản phẩm từ cây đinh lăng
Đây là dự án đầu tiên trong lĩnh vực dược liệu được các nhà khoa học, doanh nghiệp Hàn Quốc bắt tay cùng doanh nghiệp Việt.  
 
Điều hòa mini đeo trên người giúp làm mát cơ thể
Thiết bị làm mát Tajima Seiryo chỉ nặng 1,2 kg, chạy bằng pin và có thể hoạt động liên tục 8,5 tiếng.
 
Sinh viên chế tạo tàu dọn rác nhanh gấp ba lần con người
Tàu điều khiển từ xa được chế tạo nhỏ gọn, dùng để thu gom rác trên sông hồ và có thể chạy liên tục 8 tiếng.
 

Theo Báo Tin tức

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...