Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hạ tầng đo lường của Việt Nam cần nâng cấp đáp ứng yêu cầu hội nhập

Cập nhật: 05:38 ngày 20/04/2019
Hệ thống kiểm định, thử nghiệm cung cấp các lĩnh vực yêu cầu cao như công nghiệp hỗ trợ, điện tử viễn thông, thiết bị y tế công nghệ cao... 

Chiều 19-4, tại Quảng Ninh, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức "Diễn đàn phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành trung ương, địa phương, các doanh nghiệp, tập đoàn, cùng đại diện 63 Sở Khoa học và Công nghệ cả nước.

Buổi diễn đàn nhằm tìm ra giải pháp tiếp tục phát triển hạ tầng đo lường quốc gia hiện nay và đề xuất các nội dung triển khai phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

{keywords}

Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, những năm qua lĩnh vực đo lường đã đạt những bước tiến quan trọng, tuy nhiên, hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam vẫn ở mức trung bình của khu vực ASEAN, chưa bắt kịp xu thế thế giới là phát triển hạ tầng đo lường quốc gia như là một công cụ mạnh để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Ở một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới, quan trọng như công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông, trang thiết bị y tế công nghệ cao, logistics... hạ tầng đo lường chưa đáp ứng.

"Hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 70% đến 75% yêu cầu kiểm định", Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng Việt Nam cần xây dựng các chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa... Việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương cần theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế.

{keywords}

Đại diện các bộ, ngành tham gia diễn đàn.

Trước đó, ngày 10-8-2018, Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu định hướng phát triển cho hạ tầng đo lường, để nâng cao, đổi mới trong hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể đến năm 2025, Việt Nam sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận.

Đến năm 2030 sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; phát triển ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại.

Trái tim in 3D đầu tiên phát triển từ mô người
Trái tim được tạo ra từ vật liệu sinh học của bệnh nhân, mang lại tính tương thích sinh học cao, giúp giảm rủi ro trong quá trình cấy ghép.
 
Nhiều đề tài khoa học, công nghệ khó nhân rộng, vì sao?
(BGĐT) - Mỗi năm, tỉnh Bắc Giang đầu tư hàng chục tỷ đồng phục vụ công tác nghiên cứu nhằm lựa chọn giải pháp tiên tiến áp dụng vào sản xuất, đời sống. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học, công nghệ (KH&CN) đều được nghiệm thu thành công; nhiều nhiệm vụ KH&CN đạt loại tốt, xuất sắc song vẫn khó nhân rộng.
 
Xe đạp dành riêng cho thợ mỏ ở Quảng Ninh
Xe được làm từ những thiết bị cũ, gồm hệ thống bánh sắt đi trên đường ray, xích chuyển động... tải trọng tối đa khoảng 300 kg.
 
Singapore-đảo quốc rừng xanh
Chính phủ Singapore dành riêng quỹ đất để trồng cây, mở nhiều công viên và xây nhà chọc trời đáp ứng tiêu chuẩn "công trình xanh".
 
Máy bay không đuôi trình diễn tại Đức
Mẫu máy bay Horten HX-2 có thiết kế độc đáo với sải cánh 10 mét và buồng lái chỉ dài hai mét.
 

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...