Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học-Công nghệ / Thương mại điện tử
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc thương mại điện tử

Cập nhật: 11:13 ngày 04/11/2017
(BGĐT)- Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.

Theo ông Đạt Phan, Giám đốc Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn, mức sống ngày một nâng cao kéo theo hành vi tiêu dùng của người Việt cũng ngày một hiện đại. Họ bắt đầu nhìn ra khỏi thị trường nội địa để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài trên Amazon, Ebay… Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng đang tìm đường vươn ra thị trường thế giới bằng cách bán hàng trên các sàn tuy tín này.

{keywords}

Người Việt còn e dè trong việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế vì lo ngại rủi ro.

Tuy vậy, ông Đạt cho rằng hoạt động này ngoài khó khăn trong khâu logistics quốc tế thì ở chiều mua hàng hay bán hàng, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh, nhất là khâu thanh toán quốc tế. Đối với người mua hàng, hàng tỷ sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng trên các trang thương mại điện tử có thể biến thành "mê cung" đầy rủi ro nếu không chọn đúng người bán uy tín. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master của người Việt chưa cao nên còn gây nhiều trở ngại cho việc mua hàng.

Do vậy, các đơn vị làm dịch vụ hậu cần như Fado sẽ vừa tư vấn giúp người mua chọn được nhà cung cấp uy tín, vừa là đơn vị trung gian đảm bảo an toàn cho giao dịch mua hàng.

"Nhờ kết nối trực tiếp và đồng bộ hóa dữ liệu với Amazon và các website hàng đầu thế giới khác nên việc mua hàng qua Fado.vn không vướng các rào cản về ngôn ngữ, vừa  bảo đảm các khuyến mãi, ưu đãi như khách hàng nội địa mà vẫn  bảo đảm an toàn cho người mua", ông Đạt chia sẻ.

Một trở ngại khác của thương mại điện tử xuyên biên giới là việc kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Khách hàng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm khi mua từ các trang mua sắm quốc tế. Vì vậy, Fado.vn sẽ tư vấn để người mua hàng chọn mua sản phẩm từ những nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, nơi hàng hóa được quản lý chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất. Đồng thời, việc nhập khẩu hàng hóa thực hiện đúng pháp luật và minh bạch về hóa đơn, chứng từ để bảo đảm sự yên tâm cho khách hàng.

Fado.vn là mô hình hỗ trợ người dùng cuối ở Việt Nam nhập trực tiếp các sản phẩm từ các trang web quốc tế. Đồng thời, đơn vị này làm cầu nối cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước giới thiệu đến khách nước ngoài các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên hay sản phẩm máy móc có công dụng đặc thù do người Việt sản xuất.

"Hiện cán cân giữa mua và bán hàng vẫn còn chênh lệch lớn. Nhưng chúng tôi tin các doanh nghiệp Việt sẽ chủ động hơn nữa để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian tới. Fado cam kết sẽ là cầu nối tích cực để quá trình mua bán xuyên biên giới diễn ra một cách suôn sẻ", ông Đạt nhấn mạnh.

Ngọc Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...