Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngành chăn nuôi: Không chạy theo số lượng để tránh được mùa mất giá

Cập nhật: 19:15 ngày 26/08/2014
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang được khôi phục và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nếu duy trì được tốc độ này thì khả năng trong năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng trên 5% so với năm trước.
{keywords}

Mô hình chăn nuôi khép kín mang lại hiệu quả kinh tế ở Đồng Nai. 

Đó là ý kiến của ông Hoàng Thành Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội nghị triển khai công tác chăn nuôi-thú y toàn quốc tổ chức ngày hôm nay (26/8), tại Hà Nội.

Theo số liệu kết quả điều tra sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4/2014, cả nước có 5,2 triệu con bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn có 26,4 triệu con, tăng 0,3%; đàn gia cầm có 314,4 triệu con, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, sản lượng thịt trâu, bò hơi 6 tháng đầu năm nay cũng có mức tăng trưởng khá so với năm trước. Trong đó, sản lượng thịt hơi đạt 1,9 triệu tấn, tăng 1,7%; thịt gia cầm đạt 442,8 nghìn tấn, tăng 0,6%; trứng gia cầm đạt 4,7 tỷ quả, tăng 5,5%; sản lượng sữa bò đạt 265,4 nghìn tấn, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Lãnh đạo Cục chăn nuôi cho biết, cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn, hộ chuyên nghiệp. Hiện đã có nhiều mô hình liên kết trong sản xuất như mô hình chăn nuôi gia công, hợp tác xã và các chuỗi sản xuất khép kín thịt, trứng sạch tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang…

Bên cạnh đó, thể chế ngành chăn nuôi được tăng cường đáng kể, nhiều chính sách mới trong ngành chăn nuôi được ban hành, quản lý chất lượng giống được các địa phương quan tâm, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới được áp dụng vào thực tiễn như công nghệ xử lý chất thải Biogas, các dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi….

Mặc dù, ngành chăn nuôi đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trên, tuy nhiên chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh rằng, hiện chăn nuôi đang có giá sản phẩm cao, gia tăng sản lượng song điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy, ngành chăn nuôi không thể tăng thu nhập cho nông dân bằng cách tăng sản lượng.

"Vấn đề đặt ra là ngành chăn nuôi phải thay đổi nhìn nhận từ tăng số lượng sang tăng thu nhập cho người nông dân bằng cách tập trung khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng, đầu tư vào những vật nuôi có thị trường có lợi thế ở địa phương và có giá trị cao. 

Đặc biệt, trong thời gian tới khi chính sách mở cửa thị trường, giá của các sản phẩm trong nước sẽ giao động theo giá quốc tế, vì vậy ngành chăn nuôi phải tạo sự cạnh tranh tốt thì mới phát triển bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ.

Một số chỉ tiêu định hướng phát triển ngành chăn nuôi năm 2015:

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 5-5,6% so với năm 2014, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp (ngành hẹp) duy trì ở mức 31,5-32%; tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 4,96 triệu tấn, tăng 3,9%; sản lượng thịt hơi đạt 3,4 triệu tấn tăng 2,4% so với năm 2014.

Sản lượng trứng là 9,05 tỷ quả, tăng 12,4%; sản lượng sữa 589,6 nghìn tấn, tăng 11,8%; sản lượng thịt gia cầm đạt 871 nghìn tấn, tăng gần 10%; sản lượng mật ong là 30 nghìn tấn, tăng 6,5%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 15,62 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 2014.


Theo Vietnam+

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...