Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Nhân rộng mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”

Cập nhật: 10:20 ngày 03/03/2017
(BGĐT) - Sáng 2-3, Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức hội nghị “Mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp". Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới dự và phát biểu.    

{keywords}
Ảnh minh họa.

Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thí điểm ở một số địa phương mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”. Từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và triển khai đề án “Tỉnh Quảng Ninh - mỗi xã, phường một sản phẩm”, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai thực hiện chương trình này một cách có bài bản, hệ thống. Kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định chương trình này là hướng đi đúng, sáng tạo trong phát triển sản phẩm hàng hoá theo chuỗi giá trị, phát huy thế mạnh của địa phương. 

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bên cạnh những kết quả nổi bật, việc triển khai còn một số hạn chế. Hầu hết làng nghề chưa chủ động nguồn nguyên liệu và có quy mô tập trung để sản xuất hàng hóa lớn. Công nghệ sản xuất và thiết bị ở trình độ lạc hậu, thủ công, bán cơ khí. Thiếu vốn, hạ tầng, lao động có tay nghề và nghệ nhân. Các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với du lịch còn ít. 

Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ: Việc tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế phi nông nghiệp có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ nhau cùng phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Muốn tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp phải giảm lao động nông thôn, tích tụ ruộng đất. Tại nông thôn, một bài toán khó nhưng rất quan trọng là phát triển kinh tế phi nông nghiệp, đưa công nghiệp về nông thôn, tạo ra vùng nông thôn phát triển trù phú. 

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, để thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm", trước hết phải bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của mỗi địa phương thông qua từng sản phẩm. Đồng thời tạo ra những sản phẩm mới, ngành nghề mới có sức cạnh tranh, gắn sản xuất với thị trường, lấy thị trường toàn cầu, thị trường thế giới làm mục tiêu, coi trọng thị trường trong nước.

Trên cơ sở những định hướng nêu trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành T.Ư khẩn trương hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. “Người dân phải là chủ thể tham gia sản xuất, tạo ra sản phẩm; lấy doanh nghiệp, HTX, tổ HTX làm động lực cung cấp dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, lo vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, phân chia lợi ích”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

                         TS

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...