Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thêm nguồn lực đầu tư hạ tầng từ hợp tác công - tư

Cập nhật: 07:00 ngày 22/04/2017
(BGĐT) - Trong điều kiện ngân sách gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn dành cho đầu tư công hạn chế, các dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) đang chiếm ưu thế, hiệu quả. Với phương châm hợp tác công - tư, nhiều dự án BT được các cấp, ngành, doanh nghiệp (DN) trong tỉnh Bắc Giang thực hiện.
{keywords}

Cầu Đồng Sơn đang được xây dựng theo hình thức BT.

Đến khu vực xây dựng cầu Đồng Sơn (TP Bắc Giang) và đường dẫn lên cầu, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước khối lượng lớn công việc các đơn vị đã hoàn thành. Dù mới thi công từ đầu năm nay nhưng phần nền đường dẫn hai bên cầu đã cơ bản xong, bảo đảm vận chuyển máy móc, vật liệu phục vụ quá trình xây dựng. Nhà thầu đang huy động hàng chục máy khoan xoay, khoan giã, khoan đập cáp và hơn 60 lao động chia 3 ca thi công các mố, trụ cầu. 

Anh Đậu Văn Mạnh, Phó Chỉ huy trưởng công trường cho biết, với tiến độ như hiện nay, việc giải phóng mặt bằng (GPMB) đáp ứng yêu cầu thì nhiều khả năng cầu Đồng Sơn sẽ hợp long vào tháng 12 tới. 

{keywords}

Xác định đây là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy đầu tư công, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị, Sở đang tích cực hoàn thiện danh mục các dự án BT trong những năm tiếp theo. Trong đó, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh ủy quyền một số dự án quy mô nhỏ cho UBND các huyện quản lý, lựa chọn đầu tư”. 


Ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Được biết, đây là dự án BT do Công ty TNHH Xây dựng Tân Thịnh đề xuất, đầu tư với tổng số vốn gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Ngoài làm cầu, dự án còn có hạng mục xây mới hơn 11 km đường dẫn nối quốc lộ 31 đoạn qua xã Thái Đào (Lạng Giang) với quốc lộ 17, xã Tiền Phong (Yên Dũng), dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2018. UBND tỉnh sử dụng giá trị quyền sử dụng đất của 14,25 ha tại Khu đô thị phía Nam TP Bắc Giang cho nhà đầu tư phân lô, bán nền bù chi phí xây dựng công trình. 

Cùng với việc thi công cầu, đường dẫn, các đơn vị đang tích cực GPMB, thực hiện dự án đô thị liên quan. Ông Trần Xuân Đông, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cho biết, trong dự án BT, chủ đầu tư chủ động ứng vốn GPMB, lựa chọn nhà thầu thi công; tập trung máy móc, nhân lực xây dựng đường dẫn… Các ngành chức năng thẩm định, giám sát, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc với phương châm làm đến đâu xong đến đấy nên các hạng mục bảo đảm tiến độ đề ra.

Những ngày gần đây, Công ty cổ phần Đại Hoàng Sơn đang  xây dựng lại Nhà khách tỉnh theo hình thức BT. Theo đó, DN đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng Nhà khách mới theo tiêu chuẩn 3 sao cao 6 tầng, tổng diện tích sàn hơn 5,2 nghìn m2; làm nhà ăn cao 3 tầng, quy mô 1 nghìn khách, tổng diện tích sàn 718 m2. Nhà nước dùng giá trị quyền sử dụng đất của một phần diện tích trong khu Nhà khách cũ để thanh toán dự án xây dựng. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ tạo điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan đô thị khu vực trung tâm TP Bắc Giang.

Ngoài hai dự án trên, toàn tỉnh còn 6 dự án khác đang được đầu tư theo hình thức BT. Trong đó có 4 dự án gồm: Xây dựng cầu Á Lữ (TP Bắc Giang), đường nội thị và một số trường học trên địa bàn thị trấn Neo (Yên Dũng); xây dựng Trường Tiểu học thị trấn Tân Dân (Yên Dũng); cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 289 nối xã Nam Dương (Lục Ngạn) với xã Bình Sơn (Lục Nam) đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công trong năm nay. Ngoài ra, một số DN đang xin chủ trương xây dựng cầu vượt đường Xương Giang nối đường Nguyễn Thị Minh Khai với Trần Quang Khải; đường nội thị tại phố Chằm, thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam), tổng số vốn khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Các chủ đầu tư sẽ được UBND tỉnh giao xây dựng một số dự án phát triển đô thị trên địa bàn TP Bắc Giang và các huyện có công trình BT để chi trả kinh phí xây dựng. 

Ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mục tiêu của hợp đồng BT là giúp huy động nguồn lực xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội; đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa, thực hiện chủ trương đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 14% đến 22% dân số sống tại đô thị. 

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, dự án BT đòi hỏi nhà nước và DN phải ký hợp đồng, chia sẻ rủi ro về vốn khi tiền đầu tư đều do vay thương mại. Việc thu hồi vốn phụ thuộc vào giá trị đấu giá quyền sử dụng đất, tiềm ẩn sự biến động khi nhu cầu thị trường giảm, giá bất động sản không đồng đều giữa các vị trí, khu vực; lãi suất cho vay tăng... 

Để khắc phục những hạn chế này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề ra một số giải pháp như: Huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành trong công tác GPMB, bảo đảm các dự án đúng tiến độ. Thực hiện chặt chẽ, hiệu quả các công đoạn thẩm định, lựa chọn nhà thầu, tăng cường giám sát bảo đảm chất lượng công trình.

Văn Thương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...