Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi trong CPTPP

Cập nhật: 19:12 ngày 21/03/2018
Khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam được hưởng nhiều cam kết linh hoạt hơn các thành viên còn lại. 
{keywords}

CPTPP mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, so với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), CPTPP có một số điều chỉnh sau khi Hoa Kỳ rút khỏi, để phù hợp với tình hình mới. Trong đó, quan trọng nhất là sự thay đổi nội dung của nhóm nghĩa vụ được tạm hoãn thực thi, hàm ý rằng nếu Hoa Kỳ ở thời điểm nào đó trong tương lai quay lại và chấp nhận tham gia hiệp định với nội dung các nước đã ký trước đây của TPP thì các nước chấp nhận thực hiện điều khoản này với khoảng 20 nhóm nghĩa vụ được tạm hoãn thực thi.

"Các nước tạm hoãn nhóm nghĩa vụ liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ vì các nghĩa vụ này đều do Hoa Kỳ đề xuất trong đàm phán TPP. Hai là việc thực hiện cam kết quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi phải có nguồn lực kinh tế mới triển khai thực thi được. Nghĩa vụ ở mức cao thì các nước CPTPP cần có thời gian xem xét, triển khai. Đặc biệt, khi Hoa Kỳ chưa tham gia thì các nước chưa thực hiện" - ông Lương Hoàng Thái cho biết.

Bên cạnh việc chưa phải thực thi nhóm nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, Việt Nam còn được tạm hoãn thực thi 7 năm nội dung về công đoàn, lao động...Tại sao Việt Nam lại được lợi thế như vậy? Đại diện Bộ Công Thương cho hay: "Tất cả các nước tham gia CPTPP đều hiểu ý tưởng, quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng ghi nhận Việt Nam là thành viên tích cực, có uy tín trong lĩnh vực lao động nên chấp nhận điều kiện linh hoạt hơn cho Việt Nam".

Trong 11 nước thành viên CPTPP, Việt Nam hiện là nước có trình độ phát triển kinh tế thấp nhất, thu nhập bình quân đầu người hàng năm cũng đứng ở cuối bảng. Tuy vậy, một số chỉ khác Việt Nam lại được đánh giá là không thua kém các nước như: Chỉ số phát triển con người hay kim ngạch xuất khẩu…Vì vậy, ngay cả với TPP, Việt Nam cũng được ưu đãi về thời gian thực hiện cam kết sở hữu trí tuệ và cắt giảm thuế quan dài hơn các nước khác, nhưng kèm theo đó, Việt Nam phải đưa ra lộ trình thực hiện cam kết rõ ràng, tích cực. 

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, trong kịch bản thông thường (khi không có thay đổi lớn về năng suất), CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,1% vào năm 2030. Trong điều kiện Việt Nam có cải thiện nhiều về năng suất, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%. Và mặc dù sức hút của CPTPP đã giảm đáng kể sau khi Hoa Kỳ không tham gia TPP, nhưng với thị trường 500 triệu dân, gồm cả các nước phát triển, CPTPP vẫn mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Trước khi CPTPP được ký kết, theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam để được khai thác thị trường xuất khẩu rộng lớn này. 

Thực tế này đặt ra yêu cầu cải cách và nhanh chóng chuyển đổi để khai thác cơ hội với doanh nghiệp Việt Nam. Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam lưu ý: "Tôi nghĩ khi nói tới cơ hội thì FTA mang lại nhiều cơ hội nhưng doanh nghiệp chưa được tận dụng hết. FTA cung cấp cơ hội, chứ không phải là giải pháp, chúng ta cần khai thác cơ hội nếu có hành động thiết thực".

Theo Hà Linh/ANTĐ


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...