Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả

Cập nhật: 10:22 ngày 24/08/2018
(BGĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã tích cực triển khai, nhân rộng những mô hình sản xuất cho thu nhập cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

Lựa chọn mô hình mới

Để phát huy hiệu quả nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, hằng năm, HND huyện Lạng Giang đề ra kế hoạch sử dụng cụ thể. Từ nguồn vốn này, nhiều mô hình, dự án được triển khai, giúp nông dân mở rộng sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu như mô hình liên kết trồng cây ăn quả với tổng diện tích hơn 20 ha của 10 hộ gia đình tại xã Quang Thịnh được thành lập từ tháng 3-2017. 

{keywords}

Nông dân thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm thu hoạch cá.

Để các hộ có vốn sản xuất, ngoài số tiền đóng góp giúp nhau không lấy lãi, HND huyện cho vay 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ với lãi suất 0,7%/tháng. 

Chị Nguyễn Thị Bích, Chủ tịch HND xã cho biết: "Trước đây, các hộ tham gia đều trồng cam Vinh, do chưa nắm chắc kỹ thuật sản xuất khiến cây sinh trưởng kém. Nhận thấy đây là giống cây chất lượng nếu thâm canh tốt sẽ cho hiệu quả cao, bởi vậy HND xã đã vận động các hộ trồng cam thành lập tổ hợp tác để giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau. Nhờ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm, được đầu tư vốn sản xuất theo hướng an toàn nên vụ vừa qua, năng suất cây trồng đã nâng lên, ước đạt 17 tấn/ha, tăng khoảng 1,5-2 tấn/ha so với vụ trước".

Những năm gần đây, hơn 20 gia đình hội viên nông dân xã Đại Lâm cũng có thu nhập cao từ nuôi thủy sản. Toàn xã hiện có 165 ha nuôi thủy sản, mỗi năm sản lượng cá đạt khoảng 200 tấn. 6 gia đình nuôi cá theo quy trình VietGAP với diện tích 40 ha, mỗi hộ được vay vốn 50 triệu đồng để đầu tư guồng đảo nước, hệ thống cho ăn tự động. 

Tuần trước, gia đình anh Dương Đăng Mạnh ở thôn Đại Giáp vừa bán 6 tấn cá cho thương lái trong và ngoài tỉnh với giá bán bình quân 40 nghìn đồng/kg, trừ chi phí thu lãi gần 50 triệu đồng. Để nâng cao hiệu quả, đầu năm nay, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo xây dựng một mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 9.000 m2 tại khu nuôi trồng thủy sản tập trung xã Đại Lâm.

Ngoài chăn nuôi thủy sản, trồng cây có múi, các mô hình sản xuất nông nghiệp khác trên địa huyện như: Trồng nấm ở các xã Tân Thanh, Tiên Lục, Nghĩa Hưng, Dương Đức; nuôi bò thương phẩm ở xã An Hà, thị trấn Vôi; nuôi ong mật ở xã Mỹ Hà... cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Sử dụng hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ

Theo ông Hoàng Minh Thành, Phó Chủ tịch HND huyện, hằng năm, Hội xác định phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân là nhiệm vụ trọng tâm, sau đó lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để xây dựng mô hình. Thấy rõ hiệu quả sử dụng, hội viên tích cực tham gia đóng góp, xây dựng Quỹ. 

Năm 2018, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện đạt hơn 2,3 tỷ đồng, trong đó ngoài nguồn vốn ngân sách huyện cấp, nguồn vận động từ hội viên đóng góp hơn 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội còn kết nối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho hội viên vay vốn sản xuất. Đến nay, dư nợ đạt hơn 200 tỷ đồng với hơn 6.600 lượt hội viên vay.

Cùng với những chính sách của UBND huyện, HND huyện cũng hỗ trợ những cánh đồng sản xuất tập trung từ một ha trở lên về kỹ thuật chăm sóc, một phần giá giống. Những hội viên có mô hình sản xuất cho thu nhập cao được HND tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng. Hằng năm, Hội tổ chức các lớp chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho hội viên. 

Bên cạnh đó, các cấp hội còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng hơn 1.500 tấn phân bón trả chậm cho hội viên nông dân. Đến nay, 100% cơ sở Hội trong huyện đều tổ chức được các dịch vụ cung ứng, phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân đầu tư để phát triển sản xuất.

HND các xã cũng có những biện pháp riêng, tích cực giúp hội viên thoát nghèo, có thu nhập ổn định. Tại xã An Hà, thời điểm này, Quỹ hỗ trợ nông dân xã đã vận động được gần 80 triệu đồng. Số tiền này cho 10 hội viên vay để chăn nuôi bò, lợn. Sau một năm, số vốn này được thu hồi và luân phiên cho hộ khác vay. Đến nay, toàn xã có 7 mô hình của hội viên cho thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên.

Nhờ sự hỗ trợ có hiệu quả của chính quyền, các cơ quan chuyên môn và HND, toàn huyện đã hình thành 41 trang trại, trong đó 29 trang trại chăn nuôi, 8 trang trại trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, 4 trang trại nuôi thủy sản. Thành lập 10 tổ, hội nghề nghiệp tại các xã, thị trấn. 

Mỗi năm, HND huyện có gần 10 nghìn hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hội viên, HND huyện đang rà soát, đánh giá những dự án, mô hình hiệu quả để tiếp tục nhân rộng trên địa bàn.

Nông dân Bắc Giang thu 5.800 tỷ đồng từ vải thiều
Không chịu chung số phận được mùa rớt giá như hầu hết các loại nông sản khác, năm nay, người trồng vải Bắc Giang có một vụ vải được mùa được giá, đem lại doanh thu gần 5.800 tỷ đồng. Đây được xem là chuyện chưa từng có ở Bắc Giang và cũng là chuyện hiếm có đối với các vùng trồng cây ăn quả ở nước ta.
 
Tập huấn cho nông dân Hiệp Hòa kỹ thuật xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi
(BGĐT) - Sáng ngày 18-7, tại UBND xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa), Ban Quản lý dự án LCASP tỉnh Bắc Giang khai giảng lớp tập huấn cho nông dân về “Kỹ thuật xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi bằng biện pháp ủ phân compost nhằm khắc phục hiện tượng quá tải công trình khí sinh học, giảm phát thải nhà kính năm 2018”. 
 
Hỗ trợ nông dân nuôi gà an toàn sinh học
(BGĐT) - Ngày 31-7, tại xã Hương Sơn và An Hà (Lạng Giang), Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với T.Ư Hội Chữ thập đỏ cấp phát 6 nghìn con gà giống, thức ăn và vắc-xin cho 10 hộ dân.
 
Hội thi nông dân tuyên truyền về phòng, chống tội phạm
(BGĐT)- Ngày 12-7, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi “Nông dân tuyên truyền về phòng, chống tội phạm” năm 2018.
 
Đại hội Hội Nông dân huyện Lạng Giang: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%
(BGĐT)- Trong hai ngày 26 và 27 - 6, Hội Nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Đến dự có các đồng chí: Leo Thị Lịch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Ngô Minh Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện và 135 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 30 nghìn hội viên.
 

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...