Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lai tạo, thử nghiệm giống mới tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp

Cập nhật: 14:03 ngày 04/09/2018
(BGĐT)- Xác định nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng góp phần phát triển KT-XH của địa phương, những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã có những chương trình hỗ trợ lai tạo, trình diễn, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công nhiều loại cây, con giống mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng.

Tăng năng suất, chất lượng

Vụ chiêm xuân vừa qua, Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT 9 huyện, TP sản xuất giống lúa thuần P15 với tổng diện tích hơn 100 ha. Kết quả, giống lúa này có nhiều ưu điểm nổi trội về chất lượng và kháng sâu bệnh. Ông Trần Văn Sỹ, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Tân Dĩnh (Lạng Giang) cho biết: “Địa phương canh tác 15 ha giống lúa này, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, cao hơn so với giống lúa KD18; trong khi đó hạt lúa to, mẩy, chắc, chất lượng gạo thơm, ngon”. Nhiều hộ dân tại các xã Phi Mô, Tân Hưng, Nghĩa Hưng (cùng huyện) cũng canh tác giống lúa này và cho năng suất cao.

{keywords}

Trung tâm Giống cây trồng (Sở Nông nghiệp và PTNT) lai tạo thành công giống chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô.

Hiện trong vụ mùa, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, TP phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang mở rộng thêm diện tích cấy lúa thuần P15 lên hơn 165 ha. Qua đây, các địa phương tiếp tục đánh giá kết quả, hướng tới mở rộng sản xuất, đưa giống lúa này vào cơ cấu giống chính thay thế lúa giống lúa khác đang dần bị thoái hóa.

Không chỉ thay đổi giống lúa, đầu năm nay, tại xã Tự Lạn (Việt Yên), Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã triển khai thành công đề tài "Thử nghiệm nuôi rắn mối". Theo đó, hơn 1 nghìn con rắn mối đã được cấp cho gia đình anh Nguyễn Văn Cường, thôn Thượng nuôi dưỡng. Sau 5 tháng chăm sóc, vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh, chi phí thức ăn rất thấp do rắn mối chỉ ăn các loại côn trùng như: Muỗi, nhện, châu chấu… Hiện anh đã bán sản phẩm với giá 350-400 nghìn đồng/kg. Nhận thấy đây là loại vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng nên một số hộ dân trong vùng đã tìm đến học tập, làm theo. 

Đặc biệt, hai năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN) đã lai tạo, thử nghiệm thành công rất nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, trong đó có: Cá chép giòn, bò lai, trâu Mura, bạch đàn giống mới, hoa hồng cổ, cá trình hoa… Tiêu biểu là việc lai tạo giống bò. Riêng năm ngoái, toàn tỉnh đã lai tạo 5 nghìn liều tinh bò nhập ngoài từ giống: BBB, Charolais…, tạo ra hơn 700 con lai khỏe mạnh, nâng tỷ lệ người dân chuyển sang chăn nuôi bò giống ngoại đạt hơn 60%. 

Lựa chọn giống mới, kỹ thuật cao

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở KH&CN, 5 năm trở lại đây, mỗi năm toàn tỉnh có từ 35-50 đề tài, dự án KH&CN các cấp, kinh phí khoảng 100 tỷ đồng; trong đó phần lớn thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều đề tài sau khi nghiệm thu thành công đã được nhân rộng. Qua đây, góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh cho năng suất, chất lượng và thu nhập cao như: Trồng măng tây xanh và nuôi thủy sản ở Việt Yên, Yên Dũng; dược liệu ở Yên Dũng, Sơn Động, Tân Yên, Lạng Giang; cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên; cánh đồng mẫu chuyên canh lúa và rau màu ở Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang… 

{keywords}

Dự án nuôi rắn mối tại xã Tự Lạn (Việt Yên) cho thu nhập cao.

Được biết, để thực hiện tốt các đề tài dự án, ngay từ đầu, Hội đồng KH&CN tỉnh đã tổ chức lựa chọn đơn vị có đủ năng lực tham gia. Mỗi đề tài, dự án sau nghiệm thu đạt kết quả cao, có tính khả thi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sẽ được nhân rộng. Ví như dự án sản xuất cây dược liệu ở Tân Yên, Lạng Giang, sau khi nghiệm thu thấy cây dược liệu cho hiệu quả cao, phù hợp về khí hậu thổ nhưỡng, Sở tham mưu với UBND tỉnh thực hiện mở rộng dự án ra các huyện Yên Dũng, Lục Nam… với kinh phí gần 1,5 tỷ đồng.

Tại một số huyện cũng có cơ chế hỗ trợ riêng để giúp người dân nhân rộng các mô hình mới. Đơn cử như tại huyện Yên Thế,  năm 2017, nhận thấy hiệu quả tốt sau khi kết thúc dự án trồng bạch đàn mô lai UP99 ở xã Canh Nậu, quy mô 20 ha, địa phương đã đầu tư nhân rộng mô hình. Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện nói: “Bạch đàn mô lai UP99 có đặc tính thân thẳng, cành nhánh nhỏ, chịu lực tốt, ít bị cong vênh nên được các cơ sở ưa chuộng để sản xuất ván bóc và đóng đồ mộc. Đầu năm nay, UBND huyện tiếp tục hỗ trợ hơn 200 triệu đồng trồng mới 50 ha rừng tại xã Canh Nậu, Tam Tiến nhằm phát triển rừng gỗ lớn cho thu nhập cao”. 

Thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục lựa chọn, thực hiện những dự án, đề tài lai tạo, sản xuất, thử nghiệm những giống mới tạo ra bộ giống chất lượng trong cơ cấu sản xuất của người dân; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, tiến tới liên kết theo chuỗi, bảo đảm đầu ra, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Năng suất bình quân giống lúa thuần Thái Bắc 1798 ước đạt 270kg/sào
(BGĐT) - Sáng 26-6, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động phối hợp Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình giống lúa thuần mới Thái Bắc 1798 (Đại đồng). 
 
Nông dân tái đàn, giá lợn giống tăng
(BGĐT) - Thời điểm này, nhu cầu vào đàn nuôi lứa lợn mới của người dân tăng cao kéo theo lợn giống cũng “hút khách”. Nhiều thương nhân đã đặt cọc để mua hàng dù lợn chưa đến tuổi xuất chuồng. 
 
Nâng chất lượng đàn bò bằng giống ngoại
(BGĐT) - Từ năm 2016, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT) đưa giống bò lai Charolais vào sản xuất tại 5 huyện gồm: Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng. Đến nay, giống bò này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...