Thứ tư, 01/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kiểm soát chặt thị trường phân bón

Cập nhật: 10:15 ngày 07/09/2018
(BGĐT)- Một số doanh nghiệp (DN) dùng ngôn từ có “cánh”, thiết kế bao bì đẹp quảng bá về phân bón khiến nông dân lầm tưởng đó là hàng cao cấp. Có người đã bỏ tiền ra mua với giá cao nhưng mang về sản phẩm không như mong đợi. Thực tế trên đòi hỏi các cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý, ngăn chặn các DN kinh doanh những loại phân bón kém chất lượng. 

Hàng kém chất lượng, giá cao

Lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh, chuẩn bị đứng cái, làm đòng nên bà Nguyễn Thị T, thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đến một cửa hàng tại địa bàn mua phân bón để chăm sóc cây trồng. Được chủ hàng giới thiệu và nhìn bao bì ghi là nguyên liệu ngoại nhập, các hạt đều, màu đen trắng, đỏ xen lẫn rất đẹp nên bà T đã mua phân bón Thiên Phú 17412, với giá 5 nghìn đồng/kg, tương đương và cao hơn so với giá phân bón NPK của một số hãng uy tín. Ai dè, đến lúc hòa loãng để sử dụng, bà T thấy phân không tan, có cặn đọng lại giống như than đá. Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty TNHH Kinh doanh và Thương mại Thiên Phú, huyện Hà Trung (Thanh Hóa).

{keywords}

Lực lượng chức năng tỉnh lấy mẫu phân bón tại một cửa hàng kinh doanh thuộc xã Tân Liễu (Yên Dũng) để phân tích.

Đọc kỹ trên bao bì bà T mới vỡ lẽ sản phẩm không có hàm lượng NPK mà chỉ là những hoạt chất như: MgO, MgCO3 và một số khoáng chất khác mà không rõ hàm lượng NPK. Ngay khi nhận được phản ánh của bà T, Đoàn Liên ngành kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, thuốc thú y, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã về kiểm tra tại cửa hàng kinh doanh phân bón này tại xã Tân Liễu. Chủ cửa hàng là bà Thân Thị Trong, thôn Liễu Đê. Ông Vũ Đắc Biên, Chánh Thanh Tra Sở Nông nghiệp và PTNT, Trưởng Đoàn kiểm tra thông tin, đây là cửa hàng nhỏ lẻ trong thôn, không có đăng ký kinh doanh, chỉ bán theo thời vụ. Đoàn đã lấy mẫu, niêm phong để phân tích hàm lượng. Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng chỉ còn hai bao.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trong cho biết, bà bán hàng tạp hóa, thi thoảng bán thêm vài mặt hàng khác để tăng thu nhập. Nghe người tiếp thị giới thiệu là sản phẩm tốt cho cây trồng, nhất là đất canh tác vùng trũng nên bà đã nhập để bán. “Tôi cũng không để ý hàm lượng cụ thể ra sao chỉ đến khi lực lượng chức năng về kiểm tra, chỉ rõ tôi mới biết là phân bón này chỉ dùng để cải tạo đất”, bà Long giãi bày.

Đọc kỹ sản phẩm khi mua

Theo ông Biên, thực chất hàng hóa trên thuộc dạng phân bón trung lượng nên tỷ lệ NPK rất thấp hoặc không có nhưng lại được các nhà sản xuất làm rất giống phân NPK thông thường; quảng cáo tác dụng đa năng để người dân lầm tưởng là hàng cao cấp. Trong khi đó, đa phần người dân cũng không để ý các thành phần trong sản phẩm khi mua hàng nên thường mua về sản phẩm không phù hợp với từng giai đoạn đòi hỏi dinh dưỡng của cây trồng. Bà Hà Thị Thắm, thôn Nguộn Ngoài, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) nói: “Chúng tôi thường nghe giới thiệu và mua theo chỉ dẫn của chủ cửa hàng. Cũng có lần mua phân bón về dùng không hiệu quả, tôi phải bón bổ sung lần nữa”.

“Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3-5 triệu đồng; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 đến dưới 10 triệu đồng; phạt tiền từ 30-50 triệu đồng trong trường hợp phân bón giả tương đương với lượng phân bón thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Nguồn Nghị định 185/2013/NĐ-CP


Được biết, phân bón trung lượng được phép kinh doanh song chủ yếu dùng để cải tạo đất. Tuy nhiên, một số DN lại lợi dụng dùng con số đặt tên cho sản phẩm khiến nông dân ngỡ đó là hàm lượng NPK và sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Ngoài chiêu bài trên, có DN lại đưa ra sản phẩm kém chất lượng, hàng giả cung ứng đến người tiêu dùng. Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh phát hiện, xử lý hơn chục trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón. Đơn cử, Chi cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh phối hợp kiểm tra, phát hiện ông Dương Văn Pha, thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) kinh doanh 1,5 tấn NPK 12-5-10+TE của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Thành (Hà Nội) giả, không có giá trị sử dụng; 1,3 tấn NPK 12-2-12 của Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Đại Sơn (Hà Nội) chất lượng kém.

Sử dụng phân bón giả, kém chất lượng sẽ gây ra những hệ lụy. Bà Đỗ Thị Luyến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, cây trồng cần nhất hàm lượng thiết yếu NPK. Nếu thiếu hàm lượng trên, nhất là ở giai đoạn trước tạo hoa, đậu quả, cây sẽ cho năng suất kém, thậm chí thất thu.

Hiện nay, đang là thời kỳ cao điểm sản xuất lúa mùa và chuẩn bị bước vào vụ đông nên nhu cầu về phân bón lớn. Lợi dụng tình hình này, rất có thể một số DN, đối tượng cung ứng hàng giả, nhái, kém chất lượng ra thị trường. Do đó, Đoàn liên ngành kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp của tỉnh đang tích cực phối hợp kiểm tra sát sao thị trường. Người dân cần đọc kỹ sản phẩm trước khi mua; nếu thấy nghi ngờ báo ngay cho chính quyền, cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm.

Ngăn chặn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng kém
(BGĐT) - Để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, giảm thiểu tình trạng buôn bán, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón không rõ nguồn gốc và kém chất lượng, ngành chức năng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tập trung nhiều giải pháp đấu tranh, xử lý.
 
Không để phân bón giả gây thiệt hại sản xuất
(BGĐT) - Lợi dụng nhu cầu sử dụng phân bón chăm sóc cây trồng của người dân dịp này tăng cao, một số đơn vị đã sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng để trục lợi. Để bảo vệ quyền lợi nông dân, lực lượng chức năng tỉnh (Bắc Giang) vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm.
 
Điều tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả
(BGĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an về việc chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
 
Cần có chế tài mạnh xử lý người sản xuất và bán phân bón giả
 Liên quan đến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang hoành hành trên thị trường, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, cần có chế tài mạnh với quy định xử lý kẻ sản xuất và bán phân bón giả phải chịu tội như nhau thì mới có thể chặn được nạn phân bón giả.
 
Bắc Giang: Chú trọng kiểm soát chất lượng phân bón
(BGĐT) - Trước thực trạng các loại phân bón vô cơ giả, chất lượng kém được bày bán công khai gây thiệt hại, mất lòng tin của người tiêu dùng, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT- Sở Công thương) đã cùng các lực lượng chức năng trong tỉnh Bắc Giang phối hợp kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều cơ sở vi phạm.
 
Tổng kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ từ ngày 15-3
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa phê duyệt quyết định số 636/QĐ-BCT triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ.
 
Giới thiệu một số loại phân bón mới cho cây ăn quả
(BGĐT) - Ngày 9-1, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, Công ty cổ phần Senca, hãng Tesenderlo (Bỉ) phối hợp tổ chức hội thảo khoa học về vai trò của phân bón kali với cây ăn quả. Tham dự có hơn 80 chủ trang trại cây ăn quả trong tỉnh. 
 
Sử dụng bã, chất thải lỏng từ hầm biogas làm phân bón cho cây trồng
(BGĐT) - Trong phát triển chăn nuôi quy mô lớn, việc xây dựng hầm khí biogas không những xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo chất đốt tự nhiên mà còn tạo ra nguồn phân bón tốt cho cây trồng. Nhận thức được lợi ích lớn này, nhiều hộ dân trong xã Phúc Hoà, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã sử dụng nước thải, bã thải từ công trình khí sinh học để tưới cho cây trồng giúp tiết giảm đáng kể lượng phân bón, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...