Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang: Giám sát xử lý nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại

Cập nhật: 18:22 ngày 13/09/2018
(BGĐT)- Ngày 13-9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân. Đoàn do ông Trần Văn Lâm, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì. Cùng tham dự có ông Nguyễn Thanh Luân, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước  chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
{keywords}

Ông Trần Văn Lâm phát biểu tại buổi giám sát đối với Ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Giang. 

Qua giám sát tại các chi nhánh ngân hàng: Thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam thịnh vượng (VPBank), Bưu điện Liên Việt (LienVietpostbank), TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank) cho thấy, bước đầu các đơn vị đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 đến những điểm, phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng để áp dụng theo Nghị quyết; thông báo đến khách hàng về việc thu hồi và bán tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án khi chuyển sang nợ xấu... Nhờ đó giúp khách hàng có ý thức hơn khi trả nợ.  

Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị mới dừng ở việc ra thông báo, việc áp dụng các chế tài xử lý nợ xấu còn hạn chế. Vì thế, mức nợ xấu tại một số ngân hàng trên vẫn cao. Cụ thể, tính đến ngày 31-7-2018, nợ xấu ở DongAbank chi nhánh Bắc Giang hơn 18,6 tỷ đồng (chiếm 12,67% tổng dư nợ); VPBank chi nhánh Bắc Giang hơn 78 tỷ đồng (chiếm khoảng 3% tổng dư nợ); LienVietpostbank chi nhánh Bắc Giang khoảng 31 tỷ đồng (chiếm 2,6% tổng dư nợ). Theo đại diện các ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu của nợ xấu là nhóm khách hàng vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bị rủi ro (chăn nuôi, kinh doanh thép, ô tô vận tải…) và nhóm khách hàng vay tín chấp bị mất hoặc nguồn thu nhập bị giảm sút.

Đánh giá về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 tại các ngân hàng trên, các ông: Trần Văn Lâm và Nguyễn Thanh Luân nhấn mạnh, Nghị quyết này có nhiều quy định cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu tốt hơn. Vì thế, đề nghị các ngân hàng quan tâm triển khai đầy đủ các nội dung của Nghị quyết, trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng như công an, tòa án, thi hành án khi phối hợp thu hồi, bán tài sản bảo đảm của khách hàng có khoản nợ xấu. Từ nay đến ngày 26-9, đoàn giám sát sẽ tiếp tục làm việc về nội dung này với một số ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh. “Thông qua giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tiếp thu những kiến nghị, đề xuất từ phía ngân hàng để gửi đến Quốc hội và các cơ quan liên quan Trung ương, địa phương xem xét, giải quyết nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42”, ông Trần Văn Lâm thông tin.

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”.
 
Nguyên nhân nợ xấu: Vay vốn kinh doanh mạo hiểm, mua xe sang để đi
Sáng 7-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề “nóng” nhất trong thời gian gần đây và được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm. 
 
Chấm dứt cho vay đảo nợ để giảm nợ xấu
Kể từ ngày 15-3 tới, khách hàng không còn được phép vay vốn để đảo nợ. Tuy nhiên, thay vào đó khách hàng vẫn được vay tuần hoàn nhưng chỉ áp dụng với doanh nghiệp không có nợ xấu.
 
Xem xét cho phép ngân hàng nhỏ, nợ xấu cao phá sản
Nhìn tổng quát về hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm 2016 và đầu năm 2017, có nhiều ý kiến cho rằng chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá trên nhiều mặt về quy mô vốn huy động, tài sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng; mức độ an toàn, ổn định của hệ thống TCTD được duy trì bền vững; đặc biệt là năng lực tài chính của TCTD tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 3%.
 
Tạo hành lang pháp lý xử lý nợ xấu
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, sáng 24-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản. Một trong những điểm đáng chú ý được các đại biểu tập trung thảo luận là về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu...
 

Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...