Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

CPTPP và cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp Bắc Giang

Cập nhật: 07:00 ngày 15/09/2018
(BGĐT) - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được ký kết ngày 8-3-2018 tại Santiago Chile. Là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao và toàn diện, CPTPP được giới chuyên gia đánh giá sẽ đem lại nhiều cơ hội lẫn thách thức lớn đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Ở bình diện địa phương, tỉnh Bắc Giang, trong đó trước mắt là các doanh nghiệp (DN) cũng sẽ chịu tác động từ các thách thức và cơ hội đó. 

Mở ra nhiều cơ hội

Trước hết, CPTPP dự kiến sẽ tạo ra những cơ hội lớn xuất khẩu cho DN Bắc Giang. Với những ưu đãi thuế quan khi tiếp cận thị trường 10 nước đối tác CPTPP, DN Bắc Giang sẽ có cơ hội lớn cho xuất khẩu và mở rộng thị phần thị trường ở các nước này. Ngay cả những nước mà Việt Nam đã ký FTA như Nhật Bản, Australia, New Zealand… thì CPTPP cũng tạo thêm cơ hội mới, lựa chọn mới cho DN xuất khẩu Bắc Giang. Lợi thế này là rất đáng kể khi áp dụng thuế suất bằng 0% cho các hàng dệt may, nông sản, thực phẩm và lắp ráp đồ điện tử… những mặt hàng đang là thế mạnh của Bắc Giang.

{keywords}

Dây chuyền sản xuất của Công ty Casablanca, Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa, xã Tân Thịnh (Lạng Giang) chuyên sản xuất túi siêu thị , tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Ảnh: Đoàn Anh Tuấn

Thứ hai, với cam kết về đầu tư, mở rộng thị trường dịch vụ mạnh mẽ hơn, CPTPP dự kiến sẽ thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Bắc Giang. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng cơ chế thu hút đầu tư hấp dẫn, tỉnh ta có thể thu hút được dòng vốn FDI với giá trị lớn hơn và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài. Đây là cơ hội cho Bắc Giang phát triển mạnh các ngành xuất khẩu trọng điểm, từ đó mở rộng các ngành sản xuất nội địa khác.

Tiếp đó, CPTPP sẽ là cơ hội lớn cho DN Bắc Giang nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi lẽ hầu hết các thị trường trong khối CPTPP đều có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu nên để được hưởng mức thuế ưu đãi, chất lượng của sản phẩm phải tăng lên. Đây là cơ hội tốt để các DN Bắc Giang được tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, được mua nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu từ các nước đối tác CPTPP với chi phí thấp, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thách thức không nhỏ

CPTPP với cam kết cắt giảm thuế quan; tăng cường tự do thương mại; thu hút vốn ngoại là những thuận lợi có thể thấy rõ đối với DN Bắc Giang. Tuy nhiên, kèm với đó là những thách thức không hề nhỏ như áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng, đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ.

Cụ thể, DN Bắc Giang sẽ có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường của mình. Sự cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, DN và quốc gia.

CPTPP tiếp tục là một FTA thế hệ mới hơn, với các cam kết mở cửa mạnh mẽ thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư cũng như các tiêu chuẩn cao về quy tắc bao trùm nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, đầu tư, giải quyết tranh chấp, hải quan, phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm... CPTPP dự kiến sẽ mang lại những cơ hội lớn và vượt trội cho các DN Việt Nam nói chung, DN Bắc Giang nói riêng.

Với việc giảm thuế quan, mở cửa thị trường dẫn đến sự gia tăng luồng hàng nhập khẩu vào Bắc Giang với giá cạnh tranh, khiến DN phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn trên sân nhà, thị phần hàng hóa bị thu hẹp, thậm chí mất thị phần nội địa. Hơn nữa, tiềm lực của các DN Bắc Giang còn rất yếu, sự liên kết với nhau kém thì sức ép cạnh tranh trên thị trường nước ngoài cũng là thách thức lớn đối với các DN. Đồng thời, khả năng thích nghi của DN tỉnh ta với kinh tế thị trường còn kém nên nguy cơ thất bại của các DN trên chính thị trường nội địa cũng vì thế gia tăng.

Bên cạnh đó là thách thức về sức ép mở cửa thị trường, nguy cơ bị trừng phạt thương mại, khởi kiện… CPTPP có nhiều quy định ràng buộc chặt chẽ, đòi hỏi mức độ cam kết sâu rộng về thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động, vệ sinh, môi trường… Trong khi đó, công nghệ kỹ thuật của các DN Bắc Giang còn lạc hậu; trình độ tay nghề, chất lượng lao động, kỹ năng quản lý, quản trị DN... cũng như khả năng hiểu biết về kiến thức hội nhập, nắm bắt thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế.

Tiếp đó là thách thức từ việc chứng minh xuất xứ của nguyên liệu đầu vào. Theo CPTPP, một mặt hàng chỉ hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu nếu nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất xứ trong nước hoặc từ các nước đối tác tham gia CPTPP. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu của các DN Bắc Giang, như dệt may, đồ điện tử… chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc - những nước không tham gia CPTPP. Điều này khiến DN của ta khó được hưởng lợi về mặt thuế suất do các nội dung trong CPTPP quy định khá rõ ràng về quy tắc xuất xứ của sản phẩm.

CPTPP còn được dự báo sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Việt Nam có trình độ phát triển được xem là thấp nhất trong các thành viên CPTPP, khả năng thích nghi của DN Việt Nam với kinh tế thị trường còn kém nên nguy cơ thất bại của các DN trên chính thị trường nội địa có thể sẽ gia tăng, nhất là ở một số lĩnh vực như nông nghiệp - chăn nuôi công nghệ cao. Bên cạnh đó, vấn đề về tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường, sự chiếm lĩnh, thâm nhập của hàng nhập khẩu… khiến nhiều DN trong tỉnh không có khả năng cạnh tranh sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí giải thể, phá sản.

Ngoài ra, hội nhập đồng nghĩa mở cửa thị trường, hàng hóa của các nước vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa hình thành các rào cản thương mại để hỗ trợ bảo hộ cho hàng hoá và DN trong nước, trong khi đó, các nước trong khối đã có và sẽ tìm cách bảo hộ sản phẩm trong nước bằng cách tạo ra các rào cản kỹ thuật, gây khó khăn cho hàng hóa của ta. Đồng thời, chính hàng hóa nước họ cũng cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Việt Nam khi cùng xuất khẩu tới một nước thành viên khác của CPTPP…

Có thể thấy, DN là chủ thể thực hiện các Hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó có CPTPP, do vậy để tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những thách thức mà CPTPP mang lại thì các DN Bắc Giang cần vạch ra cho mình một con đường đi mới, tìm những giải pháp hữu hiệu và tích cực chuẩn bị các năng lực để đáp ứng các điều kiện khắt khe, đòi hỏi rất cao của một hiệp định được coi là tiến bộ nhất.

Trước mắt, DN cần phải tiếp cận và tìm hiểu ngay các cam kết của CPTPP để xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh đáp ứng các yêu cầu mới. Đồng thời, DN cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển, tổ chức sản xuất, kinh doanh dựa trên những yếu tố mang tính đột phá (công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, tính độc đáo của sản phẩm, sở hữu trí tuệ…..) để tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững. 

Mặt khác, các DN cần chủ động hình thành các liên kết thông qua Hiệp hội DN hay Hiệp hội ngành nghề, hình thành các cụm ngành để cùng chia sẻ các kiến thức về thị trường, khoa học kỹ thuật cũng như tạo ra một kênh thông tin chung, phát huy sức mạnh tập thể trong các hoạt động cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, DN cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các đối tác đến từ các nước thành viên CPTPP để phát triển các quan hệ hợp tác đầu tư, tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ...

Để hỗ trợ DN tận dụng được những cơ hội và vượt qua được những khó khăn thách thức khi CPTTP có hiệu lực, chính quyền địa phương cần tiếp tục cải cách thể chế, cải cách hành chính công, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, bình đẳng để tạo sự thuận lợi hơn cho các DN, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh để đón nhận một luồng vốn đầu tư mới từ các đối tác CPTTP.

Việt Nam sẽ trình Quốc hội thông qua CPTPP vào cuối năm nay
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đang tiến hành các thủ tục phê chuẩn CPTPP phù hợp với quy định của pháp luật.
 
Việt Nam cùng các nước thúc đẩy Hiệp định CPTPP sớm có hiệu lực
Ngày 18-7, trưởng đoàn đàm phán của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhóm họp tại Hakone, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, nhằm thúc giục các quốc gia còn lại nhanh chóng hoàn tất các thủ tục trong nước để CPTPP sớm có hiệu lực, đồng thời trao đổi việc mở rộng các nước tham gia hiệp định. 
 
Lao động trình độ cao có nhiều cơ hội hưởng lợi từ CPTPP
Theo ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam, việc gia nhập CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hoá pháp luật lao động và hệ thống quan hệ lao động, qua đó tạo ra việc làm bền vững trong tương lai.
 
Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi trong CPTPP
Khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam được hưởng nhiều cam kết linh hoạt hơn các thành viên còn lại. 
 
CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi
Liên quan đến sự kiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa mới được ký kết, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hay, sự kiện này sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi.
 
63% doanh nghiệp tại Việt Nam kỳ vọng CPTPP tác động tích cực
Theo khảo sát của HSBC, khoảng 63% doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam tin Hiệp định CPTPP ảnh hưởng tích cực lên kinh doanh của họ hai năm tới.
 

TS. Phùng Văn Minh

Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...