Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chuyển biến chậm trong xử lý nợ xấu

Cập nhật: 09:33 ngày 15/10/2018
(BGĐT)- Ngày 21-6-2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Nghị quyết đưa ra những giải pháp cụ thể  nhằm xóa “cục máu đông” của nền kinh tế do các khoản nợ xấu gây ra. Thế nhưng sau hơn một năm triển khai, kết quả xử lý nợ xấu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có nhiều chuyển biến, đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các ngành liên quan và chính các TCTD.

Nợ xấu vẫn ở mức cao

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (gọi tắt là Nghị quyết 42) cho phép áp dụng nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của nhóm nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, TSBĐ của các TCTD. Đặc biệt, các TCTD được phép bán nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu một cách công khai, phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc khoản nợ.

{keywords}

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang giám sát về thực hiện Nghị quyết 42 tại Vietcombank chi nhánh Bắc Giang.

Thực hiện Nghị quyết 42, ngày 9-10-2017, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang tăng cường thanh tra, giám sát các TCTD trong thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ...

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được xử lý lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến 30-6-2018 của các TCTD trên địa bàn tỉnh là hơn 665 tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối tài khoản kế toán gần 18 tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt hơn 32 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong các khoản nợ xấu được xử lý trên, chỉ có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chi nhánh Bắc Giang mới áp dụng chính sách quy định tại Nghị quyết 42, kết quả thu hồi được 292 triệu đồng từ việc bán, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ.

Tính đến ngày 30-6-2018, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của các TCTD trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức cao, hơn 5.300 tỷ đồng, trong đó nợ thuộc nhóm 5 (nợ mất khả năng thanh toán) hơn 4.300 tỷ đồng, chiếm 81%.

Xử lý đồng bộ

Qua khảo sát tại một số ngân hàng thương mại cho thấy, khó khăn, vướng mắc lớn nhất khi triển khai Nghị quyết 42 là việc thu giữ TSBĐ. Nghị quyết 42 quy định, ngân hàng chỉ thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi “tại hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ) có thể hiện về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ TSBĐ”. Thế nhưng trên thực tế, tại các HĐBĐ của các khoản nợ xấu đều không có thỏa thuận cụ thể về nội dung này, trong khi đó khách hàng cũng không hợp tác để bổ sung thỏa thuận này vào HĐBĐ nên việc thu giữ TSBĐ không thực hiện được.

 Ông Nguyễn Văn Oánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh nói: “Trong HĐBĐ đều có quy định trường hợp phải xử lý TSBĐ thì ngân hàng có quyền định đoạt toàn bộ TSBĐ mà không cần bất cứ sự chấp thuận nào khác từ phía khách hàng. Tuy nhiên, với thỏa thuận này, ngân hàng có được quyền thu giữ TSBĐ hay không thì chưa có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể”.

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu TSBĐ cũng đang gặp rắc rối giữa TCTD và phía cơ quan chức năng. Theo Nghị quyết 42, số tiền thu được từ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm. Thế nhưng cơ quan thuế, thi hành án vẫn thực hiện thu thuế trước khi thanh toán nghĩa vụ nợ cho ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bắc Giang cho rằng: "Cơ quan thuế, thi hành án chưa thực hiện thứ tự ưu tiên theo Nghị quyết 42 vì văn bản số 4604/BTC-TCT ngày 10-4-2015 của Bộ Tài chính về việc xử lý tài sản thế chấp để gán nợ chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển nhượng TSBĐ".

Nhằm tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 42, ông Nguyễn Văn Oánh kiến nghị, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước cần sớm xem xét trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để việc xử lý tài sản của các TCTD nhanh gọn, thuận lợi, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh cũng xem xét chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu giải quyết những vướng mắc để bên mua tài sản từ xử lý nợ xấu được thuê lại đất thực hiện dự án đầu tư, bảo đảm quyền lợi của người mua lại tài sản, thúc đẩy việc xử lý nợ xấu nhanh hơn.

Thực tế, thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 không còn nhiều (trong vòng 5 năm), vì thế đòi hỏi các TCTD, nhất là phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chủ động phối hợp với cơ quan chức năng như công an, tòa án, thi hành án, thuế và tài nguyên- môi trường trong việc tháo gỡ những khó khăn, bất cập nảy sinh. Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp kiềm chế, kiểm soát nợ xấu phát sinh mới; nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro, đặc biệt kịp thời xử lý các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đến hạn, nợ quá hạn...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang: Giám sát xử lý nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại
(BGĐT)- Ngày 13-9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân. Đoàn do ông Trần Văn Lâm, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì. Cùng tham dự có ông Nguyễn Thanh Luân, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước  chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
 
Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”.
 
Nguyên nhân nợ xấu: Vay vốn kinh doanh mạo hiểm, mua xe sang để đi
Sáng 7-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề “nóng” nhất trong thời gian gần đây và được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm. 
 
Chấm dứt cho vay đảo nợ để giảm nợ xấu
Kể từ ngày 15-3 tới, khách hàng không còn được phép vay vốn để đảo nợ. Tuy nhiên, thay vào đó khách hàng vẫn được vay tuần hoàn nhưng chỉ áp dụng với doanh nghiệp không có nợ xấu.
 
Xem xét cho phép ngân hàng nhỏ, nợ xấu cao phá sản
Nhìn tổng quát về hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm 2016 và đầu năm 2017, có nhiều ý kiến cho rằng chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá trên nhiều mặt về quy mô vốn huy động, tài sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng; mức độ an toàn, ổn định của hệ thống TCTD được duy trì bền vững; đặc biệt là năng lực tài chính của TCTD tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 3%.
 
Tạo hành lang pháp lý xử lý nợ xấu
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, sáng 24-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản. Một trong những điểm đáng chú ý được các đại biểu tập trung thảo luận là về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu...
 

Đỗ Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...