Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mùa khô sôi động làm đường

Cập nhật: 07:00 ngày 21/10/2018
(BGĐT)- Dịp này, tranh thủ thời tiết mùa khô, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đang sôi nổi làm đường giao thông nông thôn. Những khó khăn về nguyên vật liệu, cơ chế hỗ trợ, đối ứng của người dân… đã được giải quyết giúp các tuyến đường mới ngày càng nối dài.

Làm đường ở vùng khó

Mấy ngày qua, thôn Sản 3, xã Hữu Sản (Sơn Động) như có hội, tiếng máy nổ giòn giã, tiếng người cười nói râm ran khắp các triền đồi. Con đường đất mưa thì lầy, nắng lên lại bụi bao năm qua đang được bê tông hóa. Ai cũng vui vì từ nay có đường mới sạch sẽ, thuận tiện. Ông Phòng Văn Hà, dân tộc Tày, nhà ở ngay ngã ba đầu đường có lẽ phấn khởi nhất, trước đây ông chứng kiến nhiều người, nhất là các cháu học sinh bị ngã vì đường xấu.

{keywords}

Người dân khu Đình, thị trấn An Châu (Sơn Động) xây dựng đường giao thông.

Khi địa phương có chủ trương cứng hóa đường, gia đình ông đồng tình ngay, sẵn sàng đóng góp để công trình sớm hoàn thành. Ông Hà nói: “Hôm khởi công, nền đường cũ không đủ tiêu chuẩn, tôi bảo các cán bộ thôn, xã và đơn vị thi công cứ lấy vào phần đất của gia đình, nếu cần thiết thì tôi dỡ hàng rào. Vì lợi ích của hơn 100 hộ trong thôn, tôi không đòi hỏi đền bù gì”.

Có mặt ở công trường, anh Nông Văn Chanh, Trưởng thôn Sản 3 cho biết, bà con trong thôn đều là người dân tộc Dao, Tày, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết tâm làm đường. Thôn đăng ký làm 100 m đường bê tông, ngoài hỗ trợ của tỉnh và huyện, mỗi hộ đối ứng ban đầu 300 nghìn đồng, nếu chi phí tăng lên, các gia đình sẽ đóng góp thêm.

Được biết năm 2018, huyện Sơn Động có kế hoạch xây dựng 25 km đường, đến tháng 9 tiến độ gần như “bất động”, nhiều lần vấn đề này được mang ra mổ xẻ, tìm biện pháp giải quyết. Theo ông Ngô Văn Phương, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, do đặc thù là huyện vùng cao, nhiều đồi núi, đường bị khe suối chia cắt nên khi có mưa lũ không thể thi công được. Mặt khác, số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn còn nhiều, việc huy động đóng góp đối ứng không dễ dàng. Trong khi đó, một số tuyến đường thưa dân cư sinh sống, mức đóng vì thế càng cao. 

Sau nhiều cuộc họp, huyện quyết định hỗ trợ thêm 200 triệu đồng/km và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến trung tâm các xã, giảm mức đóng góp cho người dân, tạo động lực khuyến khích địa phương thực hiện kế hoạch làm đường giao thông. Khó khăn được tháo gỡ nên chỉ trong thời gian ngắn, các xã, thị trấn đồng loạt ra quân, phấn đấu trong tháng 11 sẽ hoàn thành.

Tuy không phải vùng sâu, vùng xa nhưng bao năm qua, người dân thôn Ngò, xã Thanh Lâm (Lục Nam) luôn đau đáu về một con đường rộng đẹp để việc đi lại đỡ vất vả. Trồng được mớ rau hay nuôi con gà mang đi bán, ai cũng ái ngại vì đường xấu. Nhưng giờ đây, chuyện ấy đang dần đi vào quá khứ, những mét đường bê tông đầu tiên đang vươn dài đến từng cổng nhà của các hộ trong thôn. Những ngày thôn tổ chức chiến dịch làm đường, hơn chục người được bà con “tiến cử” luôn có mặt để cùng với nhà thầu thi công tham gia san gạt, đầm nén, kiểm soát chất lượng… 

Trưởng thôn Nguyễn Văn Thay cho biết, người dân trong thôn chưa dư dả về kinh tế, chủ yếu là cấy lúa, trồng rau màu, khai thác vườn đồi nên khi tính toán để xây dựng 500 m đường, mỗi khẩu phải đóng 900 nghìn đồng, không ít ý kiến băn khoăn nhưng do được bàn bạc công khai, dân chủ, bà con đều đồng thuận. Ngay trong tháng 10 này, thôn sẽ hoàn thành kế hoạch làm đường đã đăng ký với xã, huyện.

Giải quyết kịp thời vướng mắc

Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường bộ (Sở Giao thông –Vận tải) trao đổi: Bên cạnh những khó khăn khách quan, việc cung ứng xi-măng thời gian qua không bảo đảm nhu cầu, do vậy UBND tỉnh đã cho phép các huyện chủ động lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp cung cấp. “Nút thắt” được gỡ bỏ khiến tiến độ làm đường giao thông nông thôn được đẩy nhanh hơn. Các địa phương không phải phụ thuộc vào duy nhất một đơn vị sản xuất, cung ứng xi-măng, khắc phục triệt để tình trạng chờ đợi “mòn mỏi” tại cổng nhà máy, thậm chí nhiều huyện phản ánh xe ô tô xếp hàng mấy ngày rồi lại về vì không đủ xi-măng.

Một trong những cách làm hay của các địa phương là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến đến người dân về chủ trương của tỉnh; đồng thời thông tin công khai tình hình thực hiện, dân chủ trong xây dựng kế hoạch, chọn lựa tuyến đường, mức đóng góp đối ứng, cơ chế giám sát… khiến nhân dân đồng thuận hưởng ứng, tạo thành phong trào sôi nổi.

Theo tổng hợp của Sở Giao thông - Vận tải, toàn tỉnh đăng ký cứng hóa và cạp mở rộng 1.067,5 km đường với khối lượng xi -măng hỗ trợ hơn 252 nghìn tấn. UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí hai đợt trong năm, tổng số tiền 120 tỷ đồng cho các địa phương.

Đơn cử như ở khu Đình, thị trấn An Châu (Sơn Động) khi triển khai làm đường, do nền đường không đủ tiêu chuẩn 5 m nên hàng chục hộ dân đã tự giác phá tường, chặt cây để mở rộng đường. Bà Nông Thị Thu, một người dân ở đây nói: “Gia đình tôi đã dỡ hơn 20 m tường rào, thu dọn cây trồng, cho mượn sân để tập kết vật liệu. Không chỉ nhà tôi, nhiều gia đình khác cũng làm vậy. Những ngày làm đường, chúng tôi còn mang nước mát ra phục vụ anh em thợ xây dựng”.

Theo tổng hợp của Sở Giao thông - Vận tải, toàn tỉnh đăng ký cứng hóa và cạp mở rộng 1.067,5 km đường với khối lượng xi-măng hỗ trợ hơn 252 nghìn tấn. UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí hai đợt trong năm với tổng số tiền 120 tỷ đồng cho các địa phương. Hiện nay, Sở Giao thông - Vận tải và UBND các huyện đang tăng cường kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện; chỉ đạo những phòng chuyên môn hướng dẫn cơ sở về kỹ thuật và giải ngân kinh phí theo đúng quy định.

Lục Ngạn cứng hóa đường giao thông nông thôn: Làm đâu chắc đó
(BGĐT)- Để cải tạo các tuyến giao thông nông thôn (GTNT), UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã kịp thời hỗ trợ, vận động người dân góp sức cứng hóa mặt đường. Nhờ đó, hàng trăm km đường thôn, xóm đã được mở rộng, giúp người dân lưu thông, phát triển KT-XH.  
 
Cứng hóa đường giao thông nông thôn vượt mục tiêu đến năm 2020
(BGĐT) - Từ năm 2016 đến nay, các địa phương trong huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã cứng hóa hơn 155 km đường giao thông nông thôn, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020.
 
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ xi-măng làm đường giao thông nông thôn
(BGĐT) - Ngày 25-7, Sở Giao thông -Vận tải (GTVT) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị kiểm điểm tiến độ hỗ trợ xi-măng cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. 
 
Rút ngắn thời gian hỗ trợ cứng hóa đường giao thông nông thôn
(BGĐT) - Theo UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang), hiện các thôn, tổ dân cư trên địa bàn huyện đang tích cực ra quân làm đường theo Nghị quyết hỗ trợ xi- măng cứng hóa đường giao thông nông thôn của HĐND tỉnh. 
 
Phổ biến các nội dung về làm đường giao thông nông thôn
(BGĐT)- Sáng 2-4, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức phổ biến một số nội dung liên quan đến thực hiện Nghị quyết số 07 của HĐND tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017-2021. Mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện thời gian qua. 
 
Yên Thế hỗ trợ hơn 2 nghìn tấn xi măng cứng hóa giao thông nông thôn
(BGĐT) - Theo UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ hơn 2 nghìn tấn xi măng giúp người dân làm đường nông thôn, tổng giá trị gần 2,3 tỷ đồng. 
 

Quốc Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...