Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đồng Quýt - làng... biệt thự

Cập nhật: 07:00 ngày 02/02/2019
(BGĐT)- Thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là địa bàn chủ yếu người dân quê gốc ở tỉnh Hưng Yên lên khai hoang, lập nghiệp. Sáng tạo, cần cù trong lao động, sản xuất, giờ đây họ đã có cuộc sống ấm no trên quê mới. Nhìn lại quãng thời gian đã qua, các bậc cao niên bộc bạch: “Nằm mơ cũng không nghĩ mảnh đất vốn hoang vu, cằn cỗi này lại đổi thay như ngày hôm nay”.

Nắng đông hanh hao, vàng ruộm khiến những vườn cam ngọt chín ở thôn Đồng Quýt như được nhuộm thêm màu vàng rực. Cùng khách đi quanh một vòng thôn, Bí thư Chi bộ thôn Vũ Duy Bình khoát tay: “Đâu đâu cũng trồng cam. Nhờ đó, nhiều hộ thu tiền tỷ mỗi năm, có điều kiện xây dựng nhà cửa, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Nói rồi, ông Bình dẫn chúng tôi đến thăm hộ ông Vũ Công Hà, một trong những “tỷ phú” cam.

{keywords}

Một góc thôn Đồng Quýt.

Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”. Cơ ngơi của ông Hà ở miền núi heo hút này khiến nhiều người khâm phục. Ngôi nhà hai tầng hiện đại, mỗi sàn rộng hơn 150 m2 gồm nhiều nội thất đắt tiền. Bên bàn trà, ông Hà chậm rãi kể về những ngày tháng đã qua. Lên vùng đất này, ông chỉ là đứa trẻ vài tuổi. Noi gương cha, con cháu đều chịu thương, chịu khó làm lụng. “Ngôi nhà này xây cách đây chừng hai năm, chi phí hơn 2,5 tỷ đồng. Làm nhà xong, tiền tích cóp vẫn còn, tôi mua thêm 3 mẫu đất để trồng cam”- ông Hà chia sẻ. Hiện nay, gia đình ông có hơn chục mẫu cam, mỗi năm thu gần 3 tỷ đồng.

Dẫn khách lên ban công của căn nhà, ông Hà bảo, sau vụ cam này lại có nhiều nhà mới đẹp hơn được xây dựng. Nhìn phía xa, nhiều căn biệt thự hiện đại vừa hoàn thành, có nhà đang gấp rút hoàn thiện để đón Tết.

Rời nhà ông Hà, chúng tôi đến hộ chị Vũ Thị Thìn, đúng lúc thương nhân đang đóng cam để kịp vận chuyển chuyến hàng 15 tấn vào phía Nam tiêu thụ. Từ đầu vụ đến nay, gia đình chị Thìn bán hơn 70 tấn cam ngọt và cam lòng vàng. Từ nay đến cuối vụ còn khoảng 70 tấn nữa, tính ra lãi hơn 2 tỷ đồng.

Chúng tôi cùng chị Thìn lên khu trồng cam để dặn những người làm công chỉ cắt trái chín, đủ độ đường. Cây trồng theo luống quả trĩu cành đang được các bà, các chị nhanh tay thu hái. Mỗi ngày làm việc, người làm thuê được trả 300 nghìn đồng/người. Lối lên các khoảnh cam đều được thiết kế đường, cứng hóa rộng rãi. Chiếc ô tô chuyên dụng ù ì leo dốc chở cam từ đồi cao về tập kết tại sân, vừa tiết kiệm chi phí lại vơi đi nỗi nhọc nhằn khi vào mùa thu hoạch quả.

{keywords}

Chở cam đi tiêu thụ.

Thôn Đồng Quýt có hơn 250 hộ thì khoảng 220 hộ có khoản thu hơn 500 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập như gia đình ông Hà, chị Thìn có tới hàng chục hộ. Đồng Quýt luôn là điểm đến của không ít thương nhân từ khắp các tỉnh, TP trong cả nước. Cao điểm có 3-4 container, chưa kể điểm cân lẻ thu mua cam tận vườn cho bà con.

Theo thống kê, hiện trong thôn chỉ còn 8 hộ nghèo do có người bị bệnh nặng hay thiểu năng trí tuệ. Nói về những thành quả hôm nay, người đến đây lập nghiệp ban đầu ngỡ như một giấc mơ. Dù ở tuổi ngoài 90, gần 70 năm tuổi Đảng nhưng ông Vũ Công Dương vẫn minh mẫn, giọng nói sang sảng. Thấy khách hỏi chuyện nguồn cội của làng, ông Dương nói như cởi tấm lòng. “Nhìn thấy bà con giàu có là sướng lắm chứ”- ông cười lớn. Chẳng là với vai trò Huyện ủy viên, Bí thư Chi bộ xã Minh Phượng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên), ông là người dẫn đầu đoàn đưa người dân khai hoang, phát triển kinh tế tại xã Tân Mộc vào năm 1961. Đó là thời điểm thực hiện chủ trương của Đảng về phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu vực miền núi. Xưa kia, đồng đất Tân Mộc hoang vắng, cả vùng rộng lớn có vài nóc nhà. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ công cụ sản xuất, ông Dương phân công từng nhóm hộ ở xen ghép với đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng thôn Đồng Quýt có 7 hộ của xã Minh Phượng sinh sống, một hộ thấy khó khăn quá đã bỏ về quê nên còn 6 hộ.

{keywords}

Thôn Đồng Quýt có hơn 250 hộ thì khoảng 220 hộ có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập mỗi năm như gia đình ông Hà, chị Thìn có tới hàng chục hộ”. 


Bí thư Chi bộ thôn Đồng Quýt Vũ Duy Bình

Rời quê hương để lập nghiệp ở vùng đất mới chẳng hề dễ dàng, thế nên người dân Minh Phượng luôn động viên nhau kiên trì bám trụ. Ông Dương chọn Đồng Quýt để bà con làm bến đỗ vì thế đất bằng phẳng. Tuy vậy, chất đất lại nhiều cát, lúa, màu trồng xong chỉ thu lại thân khô. Có người làm thơ nói về những khó khăn ở đây, như “Ngô Đồi Thị đơm bông không bắp/ Xã viên ta xăm xắp đòi về”.

Với sự cần cù, từng ở nơi đất chật, người đông nên người dân Minh Phượng quý từng tấc đất nơi này. Họ động viên nhau cùng cải tạo đất; đắp đập ngăn nước từ những khe suối nhỏ để làm thủy lợi. Dần dà, cây trồng tăng năng suất. Lúa được 1,3-1,6 tạ/sào, trong khi một số người dân bản địa chỉ thu về vài chục cân thóc mỗi vụ. Bí thư Chi bộ Vũ Duy Bình nhấn mạnh, bà con không ngừng sáng tạo trong lao động. Sau lúa, ngô, Đồng Quýt cũng là một trong những địa bàn đầu tiên của huyện trồng cam ngọt thành công. Giá cam nơi đây luôn nhỉnh hơn so với một số vùng khác do được chăm sóc bằng “bí quyết” riêng, quả chất lượng cao. Ngoài cam, trước đó người dân cũng lai tạo thành công vải U Hồng, một trong những giống có mã đẹp, chín sớm, giá bán cao mà hiếm nơi sánh được.

Vững nền tảng kinh tế, thu nhập cao, người dân xã Minh Phượng lập nghiệp trên quê mới Đồng Quýt luôn chung sức xây dựng quê hương. Ở thôn Đồng Quýt, ra đường là gặp... bê tông nên giao thông rất thuận tiện. Nghị quyết về hỗ trợ cứng hóa đường giao thông nông thôn của tỉnh đã tạo đà cho Đồng Quýt phát động “chiến dịch” làm đường. Đến nay, hơn chục km đường của thôn đã được đổ bê tông. Có hộ đóng góp cả trăm triệu đồng vì việc chung.

Các phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi, hỗ trợ người nghèo… thôn luôn dẫn đầu. Năm 2018, thôn được huyện Lục Ngạn chọn làm điểm xây dựng thôn nông thôn mới của địa phương với 14/16 tiêu chí đã đạt. Mùa xuân mới đang về. Xuân này, bà con Đồng Quýt vui hơn, gấp rút chuẩn bị các điều kiện, phấn khởi đón nhận quyết định công nhận thôn nông thôn mới, đồng thời kỷ niệm 58 năm thành lập thôn.

Sẵn sàng khai mạc Hội chợ cam, bưởi Lục Ngạn
(BGĐT) - Chỉ còn vài tiếng nữa sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn năm 2018. Thời điểm này (trưa 24-11), các nhà vườn, doanh nghiệp, chính quyền địa phương… đang gấp rút hoàn thiện những khâu công việc cuối cùng. Đông đảo người dân từ các địa phương trong và ngoài tỉnh đã đến với Hội chợ.
 
Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2018: Mở rộng kết nối cung cầu
(BGĐT) - Với mục tiêu quảng bá, giới thiệu trái cây và các nông sản, thực phẩm khác đến đông đảo người tiêu dùng trong cả nước, từ ngày 24 đến 29-11 tới, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, hứa hẹn nhiều điểm mới hấp dẫn du khách và mở rộng kết nối cung cầu. 
 
Tăng giá trị cho cây ăn quả có múi: Đột phá từ sản xuất sạch
(BGĐT)- Cùng với sản xuất vải thiều, người dân trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn chú trọng đầu tư cho cây ăn quả có múi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
 
Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả
(BGĐT)-Ở thôn Tân Ninh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), anh Nguyễn Hoàng Anh (SN 1967) là tấm gương điển hình phát triển kinh tế. Mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp của anh mỗi năm đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
 
Trao đổi biện pháp kỹ thuật chăm sóc nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả
(BGĐT) - Trạm Khuyến nông, Hội Phụ nữ huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa tổ chức buổi tọa đàm trao đổi biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả gồm: Bưởi, nhãn, vải, ổi tại UBND xã Cao Thượng.
 
Trồng mới gần 40 ha cây ăn quả các loại
(BGĐT) - Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay, các xã trong huyện trồng mới gần 40 ha cây ăn quả các loại, nâng tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn lên hơn 3 nghìn ha. 
 

Trịnh Lan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...