Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi: Kiểm soát giống và chăn nuôi an toàn sinh học

Cập nhật: 19:56 ngày 20/02/2019
(BGĐT)- Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại tỉnh Hưng Yên, Thái Bình. Bệnh nguy cơ cao ảnh hưởng, gây hại đến đàn vật nuôi của tỉnh. Trước vấn đề này, phóng viên Báo Bắc Giang đã trao đổi với ông Lê Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT). 
{keywords}

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang (trái) trao đổi với phóng viên.

Xin ông cho biết ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi đến đàn lợn?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi do vi rút gây ra. Lợn mắc bệnh này đều chết. Vi rút có sức sống rất tốt, lưu cữu lâu trong môi trường, khả năng cao lây nhiễm trên lứa nuôi tiếp theo; khiến việc tái đàn gặp trở ngại.

Hiện nay, không ít người tiêu dùng lo ngại loại vi rút này có thể lây sang người và giống vật nuôi khác. Ý kiến của ông về nội dung này như thế nào?

Người dân không nên hoang mang vì bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Bệnh có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh này hiện không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các lứa tuổi.

Với cơ chế lây bệnh như trên thì đàn vật nuôi của tỉnh nguy cơ cao bị xâm nhiễm, thưa ông? 

Điều đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất bệnh bị bệnh dịch tả lợn châu Phi là sốt cao, biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, tìm chỗ mát để nằm, túm tụm lại gần nhau, thở gấp, da bừng đỏ (đặc biệt ở vùng bụng và các chi).

Thỉnh thoảng lợn bệnh sẽ có dịch chảy ra từ mắt hoặc mũi. Lợn thường xuyên khó thở, chảy dãi lẫn máu, chảy máu mũi.

Đúng thế. Hiện đàn lợn của tỉnh là hơn 1,1 triệu con. Mỗi ngày, người dân cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh gần 600 tấn gia súc, gia cầm các loại nên việc chuyên chở, lưu thông động vật, sản phẩm động vật ra các tỉnh, TP khác tương đối lớn. Bên cạnh đó, thời điểm này, thời tiết giao mùa cộng với mưa nồm, ẩm ướt làm giảm sức đề kháng của vật nuôi. Những yếu tố này khiến đàn gia súc, nhất là lợn rất dễ nhiễm bệnh.

Cái khó trong phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh hiện nay là gì, thưa ông?

Lo ngại nhất hiện nay vẫn là chưa có vắc xin, thuốc điều trị bệnh dịch tả lợn châu Phi nên lợn mắc bệnh chỉ còn cách tiêu hủy. Trong khi đó, tại tỉnh chỉ có 30% chuồng trại chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học. Với khoảng 70% còn lại chăn nuôi nông hộ theo kết cấu chuồng hở sẽ rất khó để cách ly với môi trường bên ngoài.

Các hộ vào đàn lứa mới đa phần mua con giống tự do trên thị trường, không rõ nguồn gốc. Một yếu tố nữa là về con người. Đó là cán bộ thú y ở các xã, thị trấn không còn chuyên trách về công tác thú y mà phải kiêm nhiệm nhiều việc. Quản lý nhà nước về công tác thú y ở các huyện, TP thuộc về phòng nông nghiệp hoặc phòng kinh tế nhưng một số nơi không có cán bộ chuyên ngành về thú y. 

{keywords}

Phương tiện ra vào trang trại nuôi lợn tại xã Tự Lạn (Việt Yên) đều được phun dung dịch khử trùng, hạn chế bệnh lây lan.

Để khắc phục những bất lợi nêu trên, đồng thời bảo vệ an toàn đàn lợn của tỉnh, theo ông Bắc Giang cần tập trung vào những giải pháp gì?

Với vai trò là cơ quan chuyên môn, đơn vị vừa tham mưu với Sở đề xuất UBND tỉnh phương án phòng, chống dịch. Trong đó chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăn nuôi an toàn sinh học, mua động vật, sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng; không mua giống trôi nổi. Đẩy sớm Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng so với kế  hoạch. Đặc biệt, đề xuất mua vật tư, hóa chất dự phòng trong trường hợp khẩn cấp không qua đấu thầu vì thời gian làm các thủ tục này kéo dài, ảnh hưởng đến công tác phòng dịch.  

Như đã nói ở trên, bệnh chưa có vắc xin, thuốc điều trị nên biện pháp hữu hiệu là làm tốt công tác ngăn chặn, tạo “lá chắn” bảo vệ. Các địa phương thực hiện nghiêm Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng; tổ chức tiêm phòng các loại bệnh như: Tai xanh; lở mồm, long móng… cho lợn để tăng sức đề kháng; cử cán bộ trước đây từng làm công tác thú y xã tập trung cao cho công tác theo dõi, bám sát đàn vật nuôi và hoạt động tiêu thụ lợn tại địa bàn. Cơ quan chuyên môn phối hợp kiểm soát hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật, các sản phẩm chế biến từ thịt lợn.

Xin cảm ơn ông!

Trịnh Lan (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...