Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiêu chuẩn ISO 22000: 2005: Giúp doanh nghiệp vượt “rào” kỹ thuật

Cập nhật: 15:01 ngày 22/02/2019
(BGĐT) - Hiện nay, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000:2005 (ISO 22000). Qua đây giúp các đơn vị thuộc lĩnh vực này có điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vươn tới thị trường các nước khó tính. 

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Theo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), tháng 6-2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành ISO 22000:2005. 

{keywords}

Sản phẩm giấm Kim Ngân thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh: VĂN THƯƠNG

Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; là phiên bản mới nhất để thực hiện các quy định đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm tuyệt đối chất lượng hàng hóa trong chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên liệu cho tới tiêu thụ. Bộ tiêu chuẩn này là cơ sở nền tảng gỡ vướng khó khăn về hàng "rào” kỹ thuật cho các DN xuất khẩu nông sản.

Giấm Kim Ngân của Công ty TNHH Thương mại Hương Giang, thị trấn Chũ (Lục Ngạn) đang là thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng. Theo bà Bạch Kim Ngân, Giám đốc công ty, năm 2015 sản phẩm của đơn vị bắt đầu cung cấp ra thị trường. 

Trong khoảng thời gian này lượng tiêu thụ hàng chưa nhiều do hệ thống phối hợp giữa các đơn vị được hình thành một cách tự phát, rời rạc; việc kiểm soát nguyên liệu, chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Đến hết năm 2017, dù đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị hiện đại nhưng hàng hóa vẫn chỉ đáp ứng thị trường trong nước, một số xuất theo đường tiểu ngạch sang nước ngoài. Đơn vị tiếp tục đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng hoàn thiện thủ tục, quy trình chứng nhận quốc tế, lựa chọn áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 vào sản xuất. 

Với quy trình này, mọi hàng hóa được kiểm soát chặt từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới đóng chai đúng tiêu chuẩn. Công ty xây dựng hệ thống quản lý sản xuất lưu lại trên hệ thống máy tính; thuận lợi truy tìm, phát hiện sai sót trong từng khâu. “Từ giữa năm 2018, công ty đã xuất 2 lô hàng sang Singapore, Úc theo đường chính ngạch, giá bán cao gấp rất nhiều lần. Thời gian tới đơn vị tiếp tục làm thủ tục để xuất hàng sang Mỹ”- bà Ngân cho biết thêm.

Tương tự, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Bắc Giang, Cụm công nghiệp Tân Xuyên, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) vừa đầu tư áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000. Theo đại diện lãnh đạo công ty, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000, toàn bộ những hạn chế trước kia như: Kiểm tra chất lượng đầu vào, tìm lỗi trong quá trình sản xuất mất nhiều thời gian, tốn kém thì nay đã được khắc phục. Phiên bản mới cũng bỏ hoàn toàn việc sử dụng sổ sách ghi chép hoạt động từng ngày; cắt giảm hàng tỷ đồng khi không phải thuê các chuyên gia kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Chú trọng đầu tư công nghệ

Theo ông Phạm Xuân Thắng, Trưởng Phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KH&CN), an toàn thực phẩm là vấn đề toàn cầu quan tâm nên để xuất khẩu được hàng sang các nước trên thế giới, DN nông sản trong nước phải vượt qua hệ thống hàng “rào” kỹ thuật (giấy phép đăng ký nhập khẩu, hồ sơ nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…). 

{keywords}

Toàn tỉnh hiện có hơn 40 sản phẩm nông nghiệp đã được cấp nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên số lượng nông sản được xuất khẩu sang nước ngoài theo đường chính ngạch không nhiều bao gồm: Vải thiều, giấm và các loại rau, củ, quả qua chế biến do chưa bảo đảm đủ tiêu chuẩn quốc tế".


Ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp, để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác, giúp người dân tiêu thụ hàng hóa thuận lợi thì việc các DN sản xuất, thu mua và chế biến áp dụng ISO 22000 là điều cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, hơn một năm qua, tỉnh đang tiến hành hỗ trợ DN nông sản ứng dụng tiêu chuẩn ISO 22000. ISO 22000 giúp nhà sản xuất tăng lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm chi phí sản xuất. Quan trọng hơn là hàng hóa được xuất ra nước ngoài, tăng giá trị thu nhập.

Để khuyến khích hoạt động này, hằng năm UBND tỉnh trích từ 200-500 triệu đồng hỗ trợ các DN đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO); công bố hợp chuẩn lần đầu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 3 công ty đăng ký áp dụng và được hỗ trợ gồm: Cổ phần xuất nhập khẩu nông sản Toàn Cầu, TNHH Thương mại Hương Giang (Lục Ngạn) và cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Bắc Giang. 

Sau khi áp dụng quy trình ISO vào sản xuất, những khó khăn, hạn chế trước đây được khắc phục; truy tìm nguồn gốc sản phẩm nhanh, chính xác; bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Một số DN cũng chủ động đầu tư máy móc, nâng cao hoạt động để dễ áp dụng.

Cũng theo ông Thắng, việc áp dụng ISO 22000 hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là những DN nhỏ. Muốn áp dụng hệ thống này các đơn vị phải đáp ứng về cơ sở vật chất, máy móc và nhân lực có trình độ. Vì vậy thời gian tới, cơ quan chức năng tăng cường thông tin những chính sách hỗ trợ để DN tiếp cận khi áp dụng ISO 22000. 

Về phía DN cần tập trung nghiên cứu, đề ra giải pháp cụ thể và quan tâm đầu tư vốn, đổi mới công nghệ; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực áp dụng được những quy trình, phương tiện hiện đại. Phấn đấu đến năm 2020 hơn một nửa DN nông sản trong tỉnh được hỗ trợ áp dụng ISO 22000.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: Nhiều đơn vị còn hình thức
(BGĐT) - Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 56/57 cơ quan, đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều đơn vị chưa tuân thủ quy trình, có biểu hiện áp dụng hình thức nên hiệu quả giải quyết công việc chưa cao.
 
Đào tạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
(BGĐT)-Ngày 1-11, Ban chỉ đạo ISO tỉnh Bắc Giang tổ chức khóa đào tạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong cơ quan hành chính nhà nước. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, TP, đơn vị sự nghiệp công lập có áp dụng ISO; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh.
 
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015: Thêm tính năng mới, tăng hiệu quả công việc
(BGĐT)- Hiện nay, một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 (tiêu chuẩn ISO 9001:2015) thay thế cho phiên bản cũ ISO 9001:2008. Qua đây các cơ quan, đơn vị đã được hỗ trợ tích cực trong công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và đáp ứng nhu cầu người dân.
 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...