Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngăn chặn sinh vật ngoại lai

Cập nhật: 10:52 ngày 08/03/2019
(BGĐT) - Những năm gần đây, nhiều loài sinh vật ngoại lai du nhập vào địa bàn tỉnh Bắc Giang, sinh sôi nảy nở nhanh, phá vỡ cân bằng sinh thái. Một số đối tượng có  nguy cơ cao xâm lấn dinh dưỡng của thực vật khác mà khó diệt trừ. 

Hiện nay, loài dịch hại có khả năng phân bố và gây hại trên diện rộng với nhiều loại cây trồng nông nghiệp đó là ốc bươu vàng. Hằng năm, có khoảng 20 nghìn ha lúa, rau màu ở khắp các huyện, TP bị nhiễm ốc bươu vàng. 

{keywords}

Người dân xã Việt Lập (Tân Yên) phun thuốc sinh học trừ ốc bươu vàng.

Tuy đã được hướng dẫn phòng trừ ngay từ đầu vụ bằng nhiều phương pháp như: Bắt thủ công, sử dụng thuốc hóa học có nguồn gốc sinh học nhằm ngăn chặn sự gây hại và lây lan của ốc bươu vàng nhưng do đặc điểm, quy luật phát sinh của chúng mà kết quả diệt trừ không như mong đợi. 

Nông dân phải chật vật, tốn nhiều công sức, tiền của để phòng trừ song cũng chỉ được thời điểm nào biết thời điểm đó, ốc bươu vàng không được diệt trừ triệt để. Ước tính, mỗi vụ nông dân trong tỉnh tiêu tốn hàng tỷ đồng để trừ ốc.

Theo tổng hợp, thời điểm này, toàn tỉnh có gần 1,2 nghìn ha lúa bị nhiễm ốc bươu vàng, nhiễm nặng 53 ha, tập trung tại huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, TP Bắc Giang và Lạng Giang, Tân Yên. Bà Đặng Thị Sáu, thôn Văn Miếu, xã Việt Lập (Tân Yên) nói: “Sau vài ngày cấy, gia đình tôi sử dụng thuốc sinh học diệt trừ ốc. Vậy mà một góc lúa vẫn bị ốc cắn mất ngọn nên phải cấy dặm bổ sung”.

Sinh vật ngoại lai là loại sinh vật du nhập từ nước ngoài về nước ta. Lấn chiếm nơi sinh sống, có thể không gây hại hoặc gây hại đến hệ thực vật bản địa, tạo nên sự mất cân bằng trong môi trường.

Không chỉ ốc bươu vàng, cây trinh nữ cũng là một loài sinh vật ngoại lai xâm nhập vào tỉnh. Đây là cây thân gỗ có nguồn gốc từ châu Phi, được người dân tại xã Dương Đức (Lạng Giang), Tiền Phong (Yên Dũng) trồng nhiều để làm bờ rào. Chúng mọc dày tạo thành những vành đai rộng lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm, xâm lấn dinh dưỡng đối với thực vật khác. 

Việc diệt trừ cây trinh nữ khá khó vì khả năng phát tán rất nhanh, sức sống tốt trong mọi điều kiện. Vì vậy, đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn mầm mống của cây.

{keywords}

Sâu lạ super worm.

Gần đây, tại tỉnh cũng xuất hiện loài sâu lạ - sâu super worm. Tuy chưa gây hại cho sản xuất nông nghiệp nhưng sâu cũng là mối nguy lớn nếu không được kiểm soát, xử lý kịp thời. Sâu super worm tăng trọng nhanh, từ đàn sâu tổng trọng lượng 100 kg nếu cung cấp đủ thức ăn chỉ sau một đêm có thể tăng lên 120 kg. Trong khi đó, thức ăn cho sâu lại đơn giản, dễ kiếm như bánh mỳ, vỏ quả, rau, củ…

Để phòng trừ sinh vật ngoại lai, bảo vệ sản xuất, trước hết cần tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nông dân phòng trừ các đối tượng trên. Duy trì hoạt động điều tra, phát hiện kịp thời những khu vực mới bị xâm nhiễm và lập kế hoạch kiểm soát phù hợp. Qua điều tra cũng có thể xác định đầy đủ về điều kiện, quy luật phát tán, lây lan của sinh vật ngoại lai. 

Áp dụng triệt để và nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch. Kiểm soát chặt chẽ, chủ động ngăn chặn phương thức lây lan của đối tượng mới. Thông tin về khả năng phát tán, tác động của sinh vật ngoại lai đến sản xuất, đời sống để nâng cao nhận thức của cộng đồng. 

Đặc biệt khuyến cáo người dân không nuôi trồng và sử dụng sinh vật ngoại lai vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán. Ví dụ như không trồng cây trinh nữ làm hàng rào hay chống xói mòn; không nuôi ốc bươu vàng và sâu super worm... Tiến hành các hoạt động kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các khu vực mới bị xâm nhiễm hoặc tái nhiễm.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tú

Sinh vật ngoại lai, ai quản?
(BGĐT) - Thời gian gần đây, cơ quan chức năng trong tỉnh Bắc Giang liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều trường hợp nhân nuôi, kinh doanh sinh vật ngoại lai - sâu superworm để bán cho người chơi chim cảnh. Nếu hoạt động này không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại cho sản xuất nông nghiệp và môi trường.
 
Xử phạt cơ sở gây nuôi sinh vật ngoại lai
(BGĐT) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Công an tỉnh), Đội Quản lý thị trường số 8 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa phối hợp kiểm tra cơ sở gây nuôi sinh vật ngoại lai trái phép tại gia đình chị Đồng Thị Thanh (SN 1985) ở thôn Hạ, xã Nghĩa Hòa (Lạng Giang). 
 
Ngăn chặn hành vi nhân, nuôi sinh vật ngoại lai trái phép
(BGĐT) - Hiện nay, một số địa phương trong cả nước xuất hiện tình trạng nông dân nuôi, phát tán sinh vật ngoại lai, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống. 
 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...