Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 26 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Công nghiệp chế biến gỗ: Chưa có nhà đầu tư lớn, giảm giá trị rừng trồng

Cập nhật: 16:23 ngày 21/03/2019
(BGĐT) - Mỗi năm, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong toàn tỉnh Bắc Giang lên đến hàng trăm nghìn m3. Lượng gỗ này chủ yếu dùng làm nguyên liệu thô băm dăm, ván xẻ, gỗ bóc, cốp pha… Sản phẩm chế biến tinh, sâu ít nên giá trị gia tăng thấp, chưa xứng với tiềm năng rừng của tỉnh.

Sản lượng thu hoạch cao, chế biến thấp

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện toàn tỉnh có hơn 100 nghìn ha rừng trồng, trong đó vùng nguyên liệu chế biến gỗ khoảng 80 nghìn ha. Diện tích rừng khai thác và trồng luân phiên năm 2018 hơn 8 nghìn ha. 

{keywords}

Ông Nguyễn Đình Mến (bên phải) kiểm tra gỗ bóc nguyên liệu tại xưởng sản xuất của gia đình.

Sản lượng khai thác gỗ bình quân 3 năm trở lại đây đạt hơn 500 nghìn m3/năm, tỷ lệ gỗ lớn đạt khoảng 35%. Dự kiến, đến năm 2020 tổng sản lượng gỗ khai thác rừng trồng đạt khoảng 700 nghìn m3, năm 2030 đạt 1 triệu m3.

Tuy nhiên, sản phẩm gỗ chủ yếu bán thô hoặc chế biến đơn giản nên hiệu quả chưa tương xứng tiềm năng. Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và PTNT) thông tin, tỉnh hiện có 770 cơ sở chế biến gỗ thu hút khoảng 5 nghìn lao động. 

Các cơ sở này tập trung tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, chủ yếu là cơ sở chế biến băm dăm, ván bóc. Tại Lạng Giang, Việt Yên là các cơ sở chế biến đồ dân dụng, ván ghép, ván ghép phủ phin. Các địa phương còn lại cơ bản dùng gỗ nhập khẩu và trong nước để sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.

Một thực tế là hầu hết cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, công nghệ và công suất chế biến không cao. Bình quân mỗi năm, lượng gỗ được chế biến tại tỉnh chỉ đạt gần 30% tổng sản lượng khai thác.

Cùng đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trong nước. Một số mặt hàng ván ép phủ phin được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Thái Lan... Nguyên nhân là do thị trường tiềm năng như Mỹ và châu Âu đòi hỏi yêu cầu rất khắt khe. 

Mục tiêu của Bắc Giang là ổn định vùng trồng rừng nguyên liệu 80 nghìn ha; mở rộng diện tích rừng trồng được công nhận Chứng chỉ rừng FSC lên 13 nghìn ha vào năm 2030 và 15 nghìn ha vào năm 2035. Xây dựng được các nhà máy chế biến gỗ tinh, sâu với công suất khoảng 200 nghìn m3 sản phẩm/năm vào năm 2025, đến năm 2035 đạt 500 nghìn m3 sản phẩm/năm, 70% lượng sản phẩm này sẽ được xuất khẩu.

Đó là, ngoài chất lượng sản phẩm, điều kiện tiên quyết là gỗ nguyên liệu phải được khai thác từ rừng được cấp Chứng chỉ rừng phát triển bền vững, cân bằng các giá trị bảo vệ môi trường (FSC). 

Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới có 2,2 nghìn ha rừng trồng thuộc Công ty TNHH 2 thành viên Lâm nghiệp Yên Thế được cấp chứng chỉ này. 

Một yếu tố nữa khiến chế biến gỗ tinh, sâu tại tỉnh chưa phát triển là do tại địa bàn ít nhà đầu tư lớn; nhiều chủ DN chế biến gỗ thiếu vốn.

Ông Nguyễn Đình Mến, chủ cơ sở chế biến gỗ thô, thôn Quỳnh Nâu, xã Tam Tiến (Yên Thế) cho hay, đầu tư một dây chuyền chế biến gỗ ép hết khoảng hơn 20 tỷ đồng. Đây là khoản kinh phí không hề nhỏ với nhiều DN.

Thu hút đầu tư

Để từng bước gia tăng lượng gỗ chế biến, nâng giá trị rừng trồng, năm 2015, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Thiên Lâm Đạt xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại xã Mỹ An (Lục Ngạn), công suất thiết kế 150 nghìn m3 sản phẩm/năm, nguyên liệu gỗ tiêu thụ khoảng 260 nghìn m3.

{keywords}

Vận chuyển gỗ băm dăm từ Lục Ngạn đi Quảng Ninh tiêu thụ.

Dự kiến đầu năm 2018, nhà máy hoàn thành nhưng do dự án đòi hỏi công nghệ cao nên khâu kiểm tra, thẩm định mất nhiều thời gian. Theo đại diện Công ty, trong quá trình đầu tư, DN đang gặp khó khăn về cung cấp nguồn điện, nước, nguyên liệu. Theo kế hoạch hệ thống điện ở Cụm công nghiệp xã Mỹ An sẽ kết nối vào trạm 110 kV Lục Ngạn 2 tại xã Mỹ An nhưng đến nay trạm biến áp này vẫn chưa được triển khai. 

Công ty đã đề nghị tỉnh sớm tạo điều kiện để DN lập kế hoạch lắp máy chạy thử. Hiện DN vẫn chưa có nguồn cung cấp nước sạch phục vụ việc vận hành. Do vậy, Công ty đã xin giãn tiến độ đầu tư dự án, đến năm 2020 mới đi vào hoạt động.

Thực tế cho thấy, khi nhà máy của Công ty Thiên Lâm Đạt đi vào hoạt động thì vẫn không tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu dồi dào trong tỉnh. Do vậy, cần tiếp tục quan tâm thu hút nhà đầu tư đủ năng lực vào chế biến gỗ tinh, sâu tại tỉnh để gia tăng nguồn lợi rừng sản xuất.

Thế Đại

Để trồng rừng kinh tế hiệu quả
(BGĐT) - Trồng rừng và làm giàu từ rừng kinh tế là câu chuyện đã có từ nhiều năm ở Bắc Giang. Tuy vậy, đến nay vẫn có không ít chủ rừng chưa nắm được kỹ thuật thâm canh hiệu quả.
 
Chuẩn bị cho mùa trồng rừng mới
(BGĐT) - Yên Thế là huyện miền núi, trong đó diện tích đất lâm nghiệp hơn 13 nghìn ha, chiếm 43,36% diện tích tự nhiên. Những năm gần đây, trồng rừng kinh tế được đẩy mạnh, giúp nhiều hộ dân làm giàu. Chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm nay, nhiều hộ dân ở thị trấn Bố Hạ đã ươm giống cây lâm nghiệp cung cấp cho thị trường.
 
Lộc rừng Suối Đấy
(BGĐT) - Hơn mười năm trước tôi đã vài lần ngược đường rừng Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để mắt thấy tai nghe về một nhóm người ở bản Tày Suối Đấy. Ở đấy có những gương mặt “buồn như đất” từ lâu biệt lập với cộng đồng, không lớp học, không nhà hộ sinh, không cả đường đi bộ. Ở đấy có ông hơn 20 năm gánh vác công việc trưởng thôn chỉ vì “mỗi mình bác biết chữ”...
 
Khó nhân rộng rừng gỗ lớn
(BGĐT) - Rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao và bảo vệ nguồn sinh thủy bền vững. Hiệu quả đã rõ song việc nhân rộng loại rừng này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn không ít khó khăn.
 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...