Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi: Vượt khó, bám chốt kiểm dịch

Cập nhật: 11:27 ngày 29/03/2019
(BGĐT)- Đó là chia sẻ của anh Ngọc Xuân Trường, tổ trưởng Tổ kiểm soát vận chuyển động vật số 4 (chốt kiểm soát số 4), thôn Tân Lập, xã Tuấn Mậu, Sơn Động (Bắc Giang) - nơi anh đang cùng các tổ viên ngày đêm căng mình thực hiện nhiệm vụ ngăn không để mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vào địa bàn huyện.

Không để lọt xe có mầm bệnh

Theo tuyến xe buýt Bắc Giang - thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động), tôi đến chốt kiểm soát số 4 lúc trời đã nhá nhem tối. Chốt nằm trên đường tỉnh 293, cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 7km về phía Lục Nam, giữa khe của hai dãy núi Nái Am và Ba Bếp thuộc sườn Tây Yên Tử. Đây là tuyến đường mới xây dựng, nối TP Bắc Giang với Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử và các vùng lân cận, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nội tỉnh đi Sơn Động sang tỉnh Quảng Ninh và ngược lại. Trước khi Quảng Ninh công bố có bệnh DTLCP, việc vận chuyển lợn ra, vào địa bàn này diễn ra khá nhộn nhịp.

{keywords}

Các thành viên trong tổ số 4 ngày đêm dõi theo từng chuyến xe qua chốt.

Đã cuối ngày nhưng các thành viên tổ trực vẫn có mặt đầy đủ, kiên nhẫn dõi theo những chuyến xe qua. Đúng lúc này, xe ô tô tải biển kiểm soát 14C-219.76 nghi chở động vật từ hướng Lục Nam lên được tổ kiểm tra yêu cầu dừng lại. Các thành viên tổ trực nhanh nhẹn ai vào việc nấy, sau kiểm tra tuy không phát hiện có hàng hóa liên quan đến lợn và các sản phẩm từ lợn nhưng lái xe vẫn được tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện phòng, chống bệnh DTLCP khi vận chuyển hàng hóa và xe được phun thuốc khử trùng. Đây là xe thứ 14 dừng lại trong ngày khi qua chốt để kiểm tra trước khi vào Sơn Động. Theo nhật ký tổ trực, từ ngày 8-3 đến hết ngày 26-3 đã có 110 xe được dừng kiểm tra. Trong đó, có 4 xe chở lợn (36 con) vào thị trấn Thanh Sơn nhưng đều có đủ điều kiện thông thương. Anh Ngọc Xuân Trường thông tin: “Sở dĩ lượng xe chở lợn vào địa bàn này ít là do gần đây người dân và công nhân trong thị trấn giảm sử dụng sản phẩm vì lo ngại dịch bệnh. Tuy nhiên, các phương tiện cung cấp thực phẩm cho thị trấn thường đi vào cuối ngày và rạng sáng nên anh em vẫn phải túc trực, quyết tâm không để lọt xe có mầm bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Sơn Động”.

Tất cả vì việc chung

Trạm Kiểm lâm địa bàn Tân Lập thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là nơi 8 thành viên trong Tổ kiểm soát vận chuyển động vật số 4 ăn nghỉ. Trạm vốn có 3 thành viên nay thêm 8 người nên khá chật chội. Đồ dùng cá nhân đều phải sắm, mượn; một chiếc giường ngủ phải kê tạm trước hiên nhà. Trong bữa cơm tối vội vã cùng các thành viên tổ trực, anh Trường chia sẻ, là khu du lịch nên giá thực phẩm ở đây cao gấp rưỡi nơi khác, do đó các ca trực không có bữa ăn đêm. 

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Sơn Động có tổng đàn lợn 84,6 nghìn con. UBND huyện đã thành lập 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tại Trạm Cẩm Đàn, xã Cẩm Đàn (QL31); thôn Dần, xã Hữu Sản (QL31); Trạm Hạ My, xã Long Sơn (QL279) và thôn Tân Lập, xã Tuấn Mậu (ĐT293). Các xã, thị trấn thành lập 2 chốt tại xã Dương Hưu và thị trấn Thanh Sơn.

Tổ được UBND huyện Sơn Động thành lập ngày 7-3-2019, cắm chốt hoạt động từ ngày 8-3. Chốt có nhiệm vụ ngăn không để lợn và các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc vào Sơn Động từ phía Đông Nam của huyện. Tổ có 8 thành viên. Trong đó, anh Trường là Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; 2 cảnh sát giao thông (CSGT); 1 người thuộc Đội quản lý thị trường số 5; 1 cán bộ thuộc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện và 3 thành viên là cán bộ thú y của 3 xã, thị trấn: Tuấn Mậu, Thanh Luận và Thanh Sơn. Chốt cách thị trấn An Châu khoảng 35 km, cách nhà thành viên gần chốt nhất 7 km, người xa nhất hơn 70 km. Tổ chia làm 2 ca trực, sau 48 tiếng đổi phiên một lần. Như vậy, sau mỗi ca trực anh em có thể tranh thủ về cơ quan làm việc hoặc thăm gia đình. Anh Trường và 3 cán bộ thú y trong tổ ngoài nhiệm vụ tại chốt vẫn phải đảm nhiệm công việc chuyên môn cơ quan.

…Về khuya, lượng phương tiện qua chốt giảm dần. Thi thoảng mới có một tốp xe trọng tải lớn chở than và tro xỉ từ mỏ than Đồng Rì và Nhà máy nhiệt điện Sơn Động về xuôi. Tranh thủ vắng xe, tổ viên Nguyễn Ngọc Hưng, Đội quản lý thị trường số 5, nhà ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn) “chat” qua Zalo hỏi thăm gia đình. “Hơn chục ngày nhận nhiệm vụ ở đây, tôi mới về thăm nhà một lần. 7/8 thành viên trong tổ đã có gia đình nên việc nhà đều dồn vào vai vợ”, anh Hưng tâm sự. Riêng anh Nguyễn Dương Quyền, CSGT trong đội, quê ở phường Đa Mai (TP Bắc Giang) chưa về thăm nhà lần nào. Anh Quyền cho hay, việc dừng xe trong đêm rất khó bởi chốt không có ba ri e. Lái xe lại chưa quen với việc có chốt kiểm tra nên phóng rất nhanh. Nhiều lần tổ trực đã phải đuổi theo xe vượt chốt vì lái xe không nhận kịp tín hiệu dừng. Tây Yên Tử thời tiết thất thường, mưa, gió rét làm bay ô, vỡ bóng điện xảy ra thường xuyên. Trang bị bảo hộ thú y còn thiếu. Trên tuyến đường này vẫn còn các nhánh rẽ dân sinh, nếu thịt lợn được đóng gói vận chuyển bằng xe máy hay xe du lịch vào địa bàn thì vẫn khó kiểm soát. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng dịch cho thương lái, người giết mổ và vận chuyển cần được quan tâm hơn nữa... “Thời gian chống dịch chưa biết ngày nào kết thúc nên mọi người vẫn phải động viên nhau vượt khó”, anh Quyền chia sẻ.

Gần 12 giờ đêm, lượng xe cộ trên đường đã ngớt, các thành viên trong tổ trực mới thay nhau vào Trạm tranh thủ nghỉ ngơi. Không gian tĩnh mịch thỉnh thoảng lại bị xé toang bởi tiếng lốp xe tải trọng lớn rít trên mặt đường. 4 giờ 30 phút, toàn kíp trực đã trong trang phục chỉnh tề bám chốt, bắt đầu một ngày làm việc mới với quyết tâm không để bệnh DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn, giúp người chăn nuôi lợn yên tâm sản xuất.

Hiệp hòa tập trung phun hóa chất phòng dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Đến thời điểm này, huyện Hiệp Hòa đã sử dụng 2.360 lít hóa chất để phun phòng dịch tả lợn châu Phi. Lượng hóa chất trên được sử dụng nhiều ở vùng giáp ranh giữa Hiệp Hòa và các huyện thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên- hai địa phương đã xảy ra dịch.
 
Kiểm lâm Bắc Giang chuyển giao khỉ đuôi lợn quý hiếm về trung tâm cứu hộ
(BGĐT) - Ngày 27-3, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang đã chuyển giao một cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) có trọng lượng 6 kg cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc, theo dõi trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.
 
Xử phạt 10 triệu đồng đối với chủ tài khoản facebook đăng tin sai sự thật về lợn dịch bệnh
Ngày 27-3, ông Quách Công Ban, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Nông cho biết đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản facebook đăng thông tin sai sự thật về việc hơn 800 con lợn bị dịch bệnh được xử lý, chôn lấp, nhưng đã bị đào lên để mổ thịt đem bán. 
 
Tập trung phòng chống dịch tả lợn, ưu tiên làm đường giao thông
 (BGĐT) - Ngày 27-3, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức giao ban với bí thư các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng, giám đốc một số sở, ban, ngành tỉnh để kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ quý II -2019. 
 
Không nên “tẩy chay” thịt lợn
(BGĐT)- Cùng với nỗi lo dịch tả lợn châu Phi, vụ việc nhiều trẻ em ở tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn khiến một bộ phận người dân hoang mang. Không ít gia đình đã quay lưng với món thịt lợn trong bữa ăn hằng ngày.  
 
Việt Nam nghiên cứu vắcxin dịch tả lợn châu Phi
Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi trong bối cảnh dịch đã xảy ra ở 21 tỉnh, thành phố.
 
Mỹ Độ thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Trước diễn biến của dịch tả lợn châu Phi, phường Mỹ Độ (thành phố Bắc Giang) tiếp tục phối hợp với lực lượng công an, quản lý đô thị và Trạm Y tế phường tổ chức rắc vôi bột tiêu độc khử trùng tại các khu vực công cộng, chợ, các điểm nút giao thông, đường làng ngõ phố để phòng chống dịch tả lợn châu Phi. 
 
Anh dùng lá cỏ để tạo ra thịt lợn muối hun khói
Các nhà khoa học Anh nuôi cấy sợi thịt lợn muối hun khói thành công, sử dụng tế bào gốc của lợn và lá cỏ.
 

Thế Đại 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...