Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo đảm an toàn trong chế biến, sử dụng thịt lợn: Thúc đẩy tiêu thụ

Cập nhật: 10:01 ngày 09/04/2019
(BGĐT) - Tâm lý e ngại của một bộ phận người tiêu dùng khiến nhiều sản phẩm được làm từ thịt lợn bị ảnh hưởng. Một số cơ sở sản xuất giò, chả giảm sản lượng, thậm chí tạm nghỉ vì tiêu thụ chậm.

Nghỉ hàng vì ế

Hơn 8 giờ sáng, khu vực chế biến giò, chả của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, số nhà 290, đường Lê Lợi (TP Bắc Giang) thơm mùi giò mới luộc xong và những tấm chả vàng ruộm vừa rán. Thành phẩm chín được chị để trên những chiếc bàn I-nox đợi giao cho khách hoặc mang bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

{keywords}

Cơ sở chế biến giò chả của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, số 290 đường Lê Lợi (TP Bắc Giang).

Chị Tâm nói với giọng không vui, khoảng gần một tháng nay, lượng tiêu thụ giảm hẳn. Hiện gia đình chị chỉ làm khoảng 10-15 kg giò, chả/ngày, ít hơn chừng 30% so với trước đây. Giá bán giảm 10 nghìn đồng/kg mỗi loại. “Mặc dù gia đình tôi luôn nhập thịt nguyên liệu từ mối hàng lâu năm, đều có hóa đơn, được đóng dấu kiểm dịch, bảo đảm an toàn, vệ sinh nhưng do ảnh hưởng tâm lý nghi ngại dịch bệnh trên đàn lợn nên lượng người mua giò, chả giảm rõ rệt” - chị Tâm nói.

Cơ sở sản xuất giò, chả của gia đình chị Tâm được nhiều người dân ở TP Bắc Giang biết đến với cái tên nổi tiếng “Tâm Cát”. Ngoài bán lẻ, chị còn giao hàng cho một số trường học, nhà hàng, quán ăn với sản phẩm chủ lực là giò nạc, chả, chả cốm.

Trò chuyện với anh Nguyễn Đức Thiện, chủ một cơ sở chế biến giò, chả lâu đời ở tổ dân phố Vườn Hoa, thị trấn Lục Nam (Lục Nam-Bắc Giang), được biết, thời gian gần đây, mỗi ngày gia đình làm rút đi khoảng 10 kg thịt nguyên liệu. Anh Thiện cho biết: Trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi và thông tin thịt lợn nhiễm sán ở Bắc Ninh, mỗi ngày, gia đình nhập 20-30 kg thịt để làm giò, chả. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, chủ yếu là chuyển ra TP Bắc Giang và khách đặt trước. Nhưng nay thì làm ít hơn nhiều, giá bán cũng giảm, dao động khoảng 100 nghìn đồng/kg chả và 120 nghìn đồng/kg giò. Anh Thiện cho biết thêm: “Đến tôi là thế hệ thứ ba làm giò, chả, gia đình đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, thịt để chế biến cũng rõ nguồn gốc do một cơ sở uy tín cung cấp hằng ngày. Chúng tôi mong đợt dịch này qua nhanh để phục hồi sản xuất”.

Qua tìm hiểu tại nhiều địa điểm khác, tình trạng chung là giảm lượng sản phẩm, tiêu thụ gặp khó khăn, thậm chí một số cơ sở ở TP Bắc Giang đã tạm nghỉ. Khi phóng viên liên lạc qua điện thoại thì nhiều chủ hộ sản xuất cho biết đã đóng cửa, tranh thủ thời gian đi giải quyết việc riêng, khi nào thị trường có dấu hiệu hồi phục sẽ tiếp tục sản xuất.

Bảo đảm an toàn thực phẩm

Để khách hàng không quay lưng với thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn đòi hỏi các cơ sở chế biến phải tiếp tục chú trọng yếu tố an toàn. Qua đó góp phần tăng sức mua trên thị trường, từng bước ổn định sản xuất chăn nuôi. Sau khi có thông tin đầy đủ từ các nhà khoa học, gần đây, nhiều người tiêu dùng bắt đầu sử dụng thịt lợn nhiều hơn.

Các tài liệu khoa học đã chứng minh, vi-rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi chịu nhiệt kém, tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Bà Nguyễn Thị Xuân, tổ dân cư số 4, phường Trần Nguyễn Hãn (TP Bắc Giang) cho biết, hằng ngày, bà đều đi chợ sớm để lựa chọn, mua thực phẩm tươi ngon về nấu cho gia đình. Trong đó thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn được các thành viên trong gia đình ưa thích. Nhà có mấy cháu nhỏ hay đòi ăn giò, chả nên bà chỉ mua ở những cửa hàng quen biết, có uy tín. Khi mới xuất hiện thông tin về dịch tả lợn châu Phi, bà và những người trong gia đình cũng có chút băn khoăn, ngần ngại khi mua thịt lợn nhưng sau đó qua tìm hiểu kỹ, bà đã yên tâm hơn. Theo bà Xuân, bằng kinh nghiệm nội trợ nhiều năm, người tiêu dùng khi mua và chế biến thực phẩm cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, không bị tác động bởi những lời đồn thổi trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng.

Bác sĩ Đặng Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi tuy được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh từ vi-rút, cơ chế lây bệnh nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau nhưng bệnh này không lây lan sang người và không đe dọa trực tiếp sức khỏe con người. Do đó, người tiêu dùng không nên lo sợ mà tẩy chay thịt lợn và những sản phẩm an toàn từ thịt lợn, nhất là những loại thịt không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Người dân nên mua các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là phải nấu chín trước khi dùng.

Các tài liệu khoa học đã chứng minh, vi-rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi chịu nhiệt kém, tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo đến người dân. Theo đó, người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn ở các địa chỉ tin cậy, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, các quầy hàng tại chợ đã được cơ quan thú y kiểm định an toàn… Khi chế biến cần bảo đảm vệ sinh, rửa sạch, nấu chín, không sử dụng thức ăn ôi thiu, không ăn thịt sống, tái vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm lây lan dịch bệnh”.

Cẩn trọng nhưng không quay lưng với thịt lợn
(BGĐT) - Tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp, do thiếu thông tin nên không ít người dân quay lưng với thịt lợn khiến người chăn nuôi lợn gặp khó. Trước vấn đề này, phóng viên Báo Bắc Giang đã trao đổi với ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh.  
 
Không nên “tẩy chay” thịt lợn
(BGĐT)- Cùng với nỗi lo dịch tả lợn châu Phi, vụ việc nhiều trẻ em ở tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn khiến một bộ phận người dân hoang mang. Không ít gia đình đã quay lưng với món thịt lợn trong bữa ăn hằng ngày.  
 
Xử phạt người đăng tin “khống” về thịt lợn nhiễm sán trên mạng xã hội
Đăng tải hình ảnh kèm thông tin sai sự thật về thịt lợn nhiễm sán trên tài khoản facebook cá nhân, một người trú tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, bị cơ quan chức năng xử phạt 10 triệu đồng.
 

Quốc Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...