Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Nỗ lực bảo đảm các điều kiện

Cập nhật: 10:22 ngày 17/04/2019
(BGĐT) -  Thời gian gần đây, phía Trung Quốc đã đặt ra một số điều kiện khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam và các nước khác. Để đáp ứng tiêu chí, bảo đảm nông sản lưu thông thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

Phía Trung Quốc yêu cầu, nông sản của nước xuất khẩu nông sản vào thị trường này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và cơ quan có thẩm quyền cung cấp về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hoa quả tươi. Căn cứ vào nội dung trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn rà soát, thống kê các vùng sản xuất nông sản tập trung gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT.

{keywords}

Vùng vải thiều được cấp mã vùng tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn).

Qua thẩm định, đến nay Bắc Giang có 149 mã vùng vải, 48 vùng nhãn, hơn 100 mã cây có múi và 18 vùng dưa hấu được Trung Quốc chấp thuận với tổng diện tích hơn 19 nghìn ha; tập trung tại huyện Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế và Lục Nam. Ngoài ra, Bắc Giang cũng có 7 cơ sở đóng gói được phía Trung Quốc chấp thuận. Theo đó, những doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân xuất khẩu những sản phẩm trên của Bắc Giang khi đưa sang Trung Quốc chỉ được thu mua tại những vùng trên.

Khi được chấp thuận mã vùng, các huyện, TP đã tập trung hướng dẫn người dân chăm sóc. Năm nay, xã Phúc Hòa (Tân Yên) có tỷ lệ vải sớm đậu quả đạt cao (hơn 80%). Tuy nhiên, đáng ngại nhất là vải thường bị sâu đục cuống. Ông Vi Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa nói: “Diện tích vải sớm toàn xã là hơn 500 ha, sản lượng khoảng 7 nghìn tấn mỗi vụ nên nhiều năm qua Phúc Hòa đã được một số thương nhân thu mua sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, xã luôn chú trọng khắc phục vấn đề này để nâng chất lượng quả”.

{keywords}

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (TP Bắc Giang), một trong những đơn vị được phía Trung Quốc chấp thuận đóng gói nông sản.

Thực tế, tại xã Phúc Hòa đã có nhiều hộ áp dụng quy trình VietGAP trong chăm sóc vải. Điển hình là hộ anh Ngô Văn Cường, thôn Quất Du 2. Với hơn 2 ha vải sớm, anh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, thuốc sinh học chăm sóc cây trồng; tỉa cành, tạo tán giúp cây hấp thụ tốt ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh. Hiện nay, toàn bộ vườn vải của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, ước tính vụ này thu về hơn 20 tấn quả.

Thời điểm này, tại Lục Ngạn-địa bàn có tới hàng nghìn doanh nghiệp (DN) đến thu mua, tiêu thụ nông sản mỗi vụ, bà con cũng tích cực chăm sóc vải thiều. Do tỷ lệ đậu quả thấp, chỉ bằng một nửa so với năm ngoái nên việc phòng trừ sâu bệnh giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt càng được quan tâm. Các loại nông sản khác như: Dưa hấu, nhãn, cây có múi đều được khuyến cáo nhân rộng quy trình VietGAP.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ ngày 1-5-2019, Hải quan Trung Quốc sẽ áp dụng một số biện pháp sau: Không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan, dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại bọc trái; đối với chuối cần dùng thùng xốp hoặc túi nhựa để bọc; dùng giấy dai hoặc thùng giấy bọc mít. Trên bao bì đều phải có thông tin truy xuất nguồn gốc.

Đồng hành với nông dân, các DN thu mua nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đã nhanh nhạy nắm bắt thông tin, đáp ứng tiêu chí đề ra. Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Hùng Thảo (Lục Ngạn) bình quân mỗi tháng xuất khẩu khoảng 3 nghìn tấn nông sản các loại sang thị trường Trung Quốc. Dịp này, DN thu mua xoài tại các tỉnh phía Nam. 

Ông Đinh Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty nói: “Chúng tôi phối hợp kịp thời với cơ quan chức năng của địa phương, đối tác nhập khẩu của đơn vị ở Trung Quốc để tiến hành các bước theo quy định. Ngoài ra, DN đã đầu tư kinh phí in bao bì, dán tem nông sản khi hàng hóa thông quan”. Riêng vụ vải thiều năm nay, Công ty đã khảo sát, nắm bắt vùng có mã số để xây dựng kế hoạch thu mua cho thời gian tới.

Mùa thu hoạch vải, nhãn và một số nông sản khác đang tới gần. Sự chung tay vào cuộc của chính quyền các cấp, cơ quan chức năng, DN và người dân sẽ dần tháo gỡ những “rào cản” trong xuất khẩu nông sản của Bắc Giang sang Trung Quốc; tạo thuận lợi cho sản phẩm lưu thông, tăng giá trị thu nhập.

Bắc Giang: Nhiều cột điện bị đổ do giông lốc, mất điện trên diện rộng
(BGĐT)- Khoảng 4 giờ 24 phút sáng nay (14-4), do thời tiết mưa giông kèm theo lốc và sấm sét lớn đã dẫn tới sự cố trên lưới điện thuộc huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). 
 
Khai trương siêu thị điện máy Văn Chiến Yên Dũng
(BGĐT) - Ngày 14-4, Công ty cổ phần Văn Chiến (TP Bắc Giang) tổ chức lễ khai trương Siêu thị điện máy Văn Chiến Yên Dũng tại đường Lê Đức Trung, thị trấn Neo (Yên Dũng). Đây là chi nhánh thứ 8 của Công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
 
Quá thời hạn giải quyết hàng tồn dư, thuốc diệt cỏ chứa Paraquat vẫn được bán rộng rãi
(BGĐT)-Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ (BVTV) chứa hoạt chất Paraquat ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá nhiều cửa hàng bán thuốc BVTV chứa hoạt chất này song việc xử lý gặp khó.
 
Đình chỉ khai thác cát sỏi trái phép tại Sơn Động
(BGĐT) - Báo Bắc Giang ngày 11-4 đăng tải thông tin dù đã nhiều lần bị huyện Sơn Động và các xã phát hiện, xử lý hành vi khai thác cát, sỏi trái phép nhưng đối tượng Vũ Trung Kiên, thôn Năm, xã Quảng La, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) vẫn liên tục tái diễn vi phạm.
 
Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu: Cần bảo đảm thực chất, bền vững
(BGĐT) - Theo kế hoạch, hết quý III năm nay, 9 thôn xây dựng thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bắc Giang năm 2019 sẽ cán đích. Kết quả này là cơ sở để UBND tỉnh triển khai xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu thời gian tới. Thế nhưng đến nay hầu hết các thôn vẫn còn lúng túng khi thực hiện những tiêu chí khó.
 

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...