Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hơn 30% dự án BOT doanh thu không đạt dự kiến

Cập nhật: 14:02 ngày 02/05/2019
Hàng loạt dự án BOT giao thông doanh thu bị sụt giảm, có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ phương án tài chính và nợ xấu gia tăng cho các ngân hàng tài trợ vốn, khiến các nhà đầu tư BOT như “ngồi trên đống lửa”.

Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, hiện có 32% các dự án BOT đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu thu phí không đạt như dự kiến, dư nợ cho vay đối với các dự án này vào khoảng 43 nghìn tỷ đồng.

Việc các dự án có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến được phía Ngân hàng Nhà nước thừa nhận sẽ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

{keywords}

Hơn 30% dự án BOT doanh thu không đạt dự kiến.

“Do các khoản vay đối với các dự án BOT, BT giao thông có mức vay lớn, thời gian vay vốn dài (chủ yếu 15-20 năm), trong khi nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Trường hợp các vướng mắc liên quan, đặc biệt là trong thu phí không được xử lý dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng tín dụng của các ngân hàng về dài hạn”, đại diện Ngân hàng Nhà nước phân tích.

Báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho thấy, đơn vị đang quản lý 57 dự án BOT do cơ quan này quản lý, có 27 dự án có doanh thu tăng và 26 dự án có doanh thu giảm so hợp đồng; 4 dự án còn lại do mới vận hành, khai thác nên chưa đánh giá.

Giải thích về lý do dẫn đến tình trạng các dự án BOT bị sụt giảm doanh thu, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng ĐBVN chỉ ra nguyên nhân do lưu lượng thực tế thấp hơn so dự kiến hợp đồng; tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thực tế thấp hơn so tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiến trong hợp đồng; phân lưu lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành; giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và giảm giá cho khu vực lân cận trạm thu phí; trạm thu phí chưa được đưa vào khai thác theo quy định trong hợp đồng hoặc thời gian đưa vào thu phí chậm so hợp đồng.

Thậm chí, có những dự án, dù lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến vẫn tăng đều đặn, nhưng doanh thu vẫn sụt giảm do tỷ lệ sử dụng vé tháng/quý cao bất thường so phương án tài chính, hoặc do phải giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn giảm phí cho khu vực lân cận trạm thu phí như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, BOT quốc lộ 1 qua Quảng Nam, BOT Nam Cầu Giẽ...

Để giảm thiểu rủi ro trong cho vay, tăng tính khả thi của các dự án, thu hút các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ các dự án giao thông, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) tham mưu Thủ tướng Chính phủ tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan thu phí, đồng thời đẩy mạnh triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc theo Quyết định số 7/2017/QĐ-TTg ngày 27-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các dự án hiện nay doanh thu phí không đạt như dự kiến do ảnh hưởng của chính sách thu phí, không được tăng phí theo kế hoạch, giảm phí theo Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16-5-2016, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 5-8-2016 của Chính phủ, các dự án có nguy cơ mất an ninh trật tự, phía Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ GTVT tổng hợp, có giải pháp xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hiện, các dự án BOT đã được Bộ GTVT ký với nhà đầu tư trong những năm qua được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó có thỏa thuận mức phí ba năm được điều chỉnh một lần, mỗi lần tăng khoảng 18%, sau khi được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ cho doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 35/2016/NQ-CP của Chính phủ, đến nay, Bộ GTVT chưa thể cho tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng, dù nhiều nhà đầu tư đã có kiến nghị.

Chiêu trò lợi dụng vấn đề BOT để xuyên tạc, kích động
Một trong những phương thức đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống hạ tầng giao thông ở nước ta những năm qua là sự ra đời của mô hình đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) trên các tuyến đường giao thông huyết mạch, quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một vài bất cập xảy ra, các đối tượng quá khích, cực đoan, cơ hội đã có nhiều âm mưu, hành động xuyên tạc, kích động gây rối.
 
Kiểm tra, giám sát doanh thu tại 11 trạm thu phí BOT
Ngày 11-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã ban hành kế hoạch, lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác thu phí đối với 11 trạm thu phí BOT trên địa bàn cả nước.
 
Bộ Giao thông-Vận tải bác đề xuất miễn phí tất cả các trạm BOT 3 ngày Tết
Liên quan đến đề xuất tạm dừng thu phí tại tất cả các trạm thu phí BOT trong 3 ngày dịp Tết Nguyên đán, Bộ Giao thông-Vận tải đã chính thức thông tin trong đó yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam căn cứ quy định của pháp luật, quy định tại hợp đồng dự án và các quy định khác có liên quan để hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo đúng quy định.
 
Tổng cục Đường bộ đề xuất dừng thu phí BOT trong 3 ngày Tết
Nếu được chấp thuận, tất cả các trạm thu phí BOT đường bộ do Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) quản lý sẽ tạm dừng thu phí từ sáng 30 đến hết ngày mùng 2 Tết.
 

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...