Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đo đạc bản đồ địa chính: Chính quyền, người dân cùng vào cuộc

Cập nhật: 08:26 ngày 20/05/2019
(BGĐT)- Không chỉ giúp người dân thiết lập hồ sơ pháp lý diện tích sử dụng, công tác đo đạc bản đồ địa chính (ĐĐBĐĐC) còn giúp chính quyền các cấp quản lý hiệu quả, giải quyết dứt điểm tranh chấp, hoạch định chính sách, quy hoạch chiến lược sử dụng đất trên địa bàn. Vì mục tiêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bắc Giang và UBND các huyện, TP trong tỉnh Bắc Giang đang tích cực đầu tư, hoàn thành các dự án ĐĐBĐĐC tại các xã, phường, thị trấn.

Bảo đảm tiến độ

Thời điểm này, tại thôn Trong, xã Cao Thượng (Tân Yên), Công ty cổ phần Tân Á Hoàng Minh (TP Bắc Giang) đang cùng người dân, chính quyền địa phương xác định mốc giới, ĐĐBĐĐC. Ông Nguyễn Văn Tuân, một người dân trong thôn chia sẻ, do biết Công ty cùng lãnh đạo thôn, xã đến ĐĐBĐĐC tại khu vực có thửa đất của gia đình nên ông đã ở nhà cùng tổ dẫn đạc của thôn, xã xác định vị trí, hướng dẫn đơn vị thi công thực hiện đúng ranh giới thửa đất.

{keywords}

Đơn vị thi công đo đạc bản đồ địa chính tại xã Minh Đức (Việt Yên).

Trước đó nhiều ngày, ông cũng đã hỗ trợ các cán bộ chuyên môn xác định rõ góc cạnh, vạch sơn, vẽ sơ đồ các thửa đất, phục vụ công tác ĐĐBĐĐC. Việc đo đạc được thực hiện thuận tiện, nhanh gọn, chính xác, bảo đảm tiến độ, kế hoạch đề ra.

Công trình ĐĐBĐĐC xã Cao Thượng được triển khai từ đầu năm nay, nhằm mục tiêu cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNSDĐ) cho các hộ dân. Việc làm này góp phần xác định lại chính xác vị trí, ranh giới, diện tích, quy chủ sử dụng từng thửa, phục vụ việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, chuẩn bị sáp nhập xã Cao Thượng vào thị trấn Cao Thượng trong thời gian tới. Công trình được triển khai toàn xã, đơn vị thi công sẽ đo đạc, cấp GCNQSDĐ cho hơn 20 nghìn thửa đất ở, đất nông nghiệp trên địa bàn. Dịp này, UBND huyện Tân Yên đầu tư gần 20 tỷ đồng ĐĐBĐĐC, hoàn thiện việc cấp GCNQSDĐ tại xã Nhã Nam, Hợp Đức, Việt Lập, Phúc Hòa, Ngọc Lý và các thị trấn Nhã Nam, Cao Thượng.

Tương tự, xã Minh Đức (Việt Yên) cũng đang được đầu tư hơn 10 tỷ đồng ĐĐBĐĐC, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn. Ông Nguyễn Tiến Lương, Chủ tịch UBND xã cho biết, năm 2007, xã đã được ĐĐBĐĐC nhưng khi đó do công tác đo đạc thực hiện theo quy phạm cũ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Rút kinh nghiệm, lần này, UBND xã thành lập tổ dẫn đạc, giao nhiệm vụ cho ban lãnh đạo các thôn cùng đơn vị thi công phối hợp thực hiện chặt chẽ. 

Các hộ dân cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan, cùng tham gia xác định mốc giới, diện tích, lập sơ đồ thửa đất. Đến nay, cơ bản các diện tích trên toàn xã đã được xác định mốc giới, đơn vị thi công đang làm lưới tọa độ, đo đạc từng thửa, bảo đảm tiến độ đề ra. UBND huyện Việt Yên đầu tư hàng chục tỷ đồng ĐĐBĐĐC, cấp GCNQSDĐ cho 9 xã trên địa bàn.

Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện

Theo Sở TN&MT, đến nay toàn tỉnh có 220 xã, phường, thị trấn được ĐĐBĐĐC, tổng khối lượng đo đạc hơn 339,5 nghìn ha, chiếm 87,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Chỉ còn 10 xã vùng cao, miền núi trên địa bàn Lục Ngạn và Sơn Động chưa được đầu tư ĐĐBĐĐC. Nhìn chung, các dự án đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần vào công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định, UBND các huyện, TP trong tỉnh phải trích tối thiểu 10% tổng số tiền thu được từ các hoạt động giao, cho thuê, đấu giá quyền sử dụng đất cho công tác đo đạc, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cấp GCNQSDĐ.

Tuy vậy, một số dự án ĐĐBĐĐC triển khai hiện nay đang gặp phải khó khăn như: Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp được triển khai tại nhiều huyện, xã; nhiều hộ còn tự ý dồn đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định làm xáo trộn hiện trạng.

Trước đây, việc cấp GCNQSDĐ lần đầu chủ yếu do người dân tự kê khai, chịu trách nhiệm nên đa phần có diện tích thấp hơn so với thực tế gây khó khăn cho việc xác minh nguồn gốc, cấp lại GCNQSDĐ. Mặt khác, nhiều hộ không thực hiện kê khai theo quy định với lý do diện tích đất đã được sử dụng ổn định, không tranh chấp nên không cần GCNQSDĐ.

Lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án ĐĐBĐĐC, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh hiện nay, Sở đang tổng hợp, rà soát, chuyển các dự án do Sở làm chủ đầu tư về UBND các huyện, TP. Đồng thời tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện cơ chế trích tối thiểu 10% tổng số tiền thu được từ đất cho công tác đo đạc, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; ưu tiên tối đa nguồn kinh phí cho công tác cấp GCNQSDĐ. Sở sẽ đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong ĐĐBĐĐC, cấp GCNQSDĐ.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bùi Văn Hạnh: Tập trung làm tốt công tác đo đạc bản đồ địa chính
(BGĐT) - Ngày 8-4, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh chủ trì buổi khảo sát việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giai đoạn 2012-2018 tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
 
Chấn chỉnh hoạt động đo đạc bản đồ địa chính
(BGĐT)- Nhằm mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), bảo đảm quản lý nhà nước về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bắc Giang đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đo vẽ bản đồ địa chính tại các xã, phường, thị trấn. Tuy vậy, thời gian triển khai kéo dài, chất lượng chưa cao, nhiều nơi phải đo đạc, chỉnh lý.
 

Thiết bị bay giúp lập bản đồ điểm ô nhiễm rác thải nhựa
Thiết bị bay không người lái kết hợp với trí tuệ nhân tạo có thể nhận diện rác thải nhựa, giúp việc dọn dẹp diễn ra thuận lợi hơn.
 
Xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
(BGĐT)- Ngày 28-8, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa phối hợp tổ chức hội thảo “Phần mềm sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang”. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo các huyện, TP.
 
Biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, chiều 14-6, với 451 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 92,61%, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ.
 

Văn Thương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...