Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang đón thời cơ, vượt thách thức từ CPTPP

Cập nhật: 15:20 ngày 21/05/2019
(BGĐT)- Nhằm tận dụng tốt lợi thế cũng như vượt qua thách thức từ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các cấp, các ngành, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo thế chủ động trong vấn đề này.

Cùng vào cuộc

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được 11 nước gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký kết, chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14-1-2019. 

{keywords}

Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang BGG, TP Bắc Giang. Ảnh: Đỗ Quyên

Hiệp định được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo, nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên thông qua việc mở cửa thị trường hàng hóa, xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan nhập khẩu đối với nhiều nhóm hàng chủ lực của mỗi nước.

Nhằm khai thác tốt những lợi thế trên, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, trong đó có 5 nhóm nội dung, yêu cầu chủ yếu. Trước hết, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP và thị trường các nước tham gia Hiệp định này; xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực; phát huy tổ chức công đoàn, quan tâm đời sống công nhân tại các DN; bảo đảm chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh tập trung xây dựng, triển khai các biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, ngành mình phụ trách. Đơn cử như Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan chủ trì tổ chức triển khai tốt các đề tài, dự án khoa học, công nghệ cấp nhà nước, cấp tỉnh trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tiếp tục phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh lựa chọn các sản phẩm mới, xây dựng hồ sơ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm nông sản như: Rượu làng Vân (Việt Yên), sâm Nam núi Dành (Tân Yên)… 

Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng cường các hoạt động cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các thị trường xuất khẩu trong Hiệp định CPTPP cho các DN và tổ chức liên quan, đặc biệt là các DN tham gia xuất khẩu”.

Nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của Hiệp định CPTPP, nhiều DN trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang chủ động cập nhật kiến thức cần thiết về những cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định cũng như những cơ hội mà Hiệp định mang lại. Trong đó, các DN chú trọng đầu tư trang thiết bị sản xuất, cách thức quản trị DN, nhằm bắt kịp xu hướng phát triển chung của thị trường trong khu vực và trên thế giới. 

Bà Trần Thị Thảo, đại diện Công ty cổ phần Thương mại, Giáo dục và Du lịch Việt Hưng Tourist (TP Bắc Giang) cho biết: “Đón nhận Hiệp định này, chúng tôi đã tự trau dồi kiến thức về những nội dung liên quan, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm điều hành, quản trị hiện đại vào công việc kinh doanh của công ty”.

Không để bị động

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thực hiện Hiệp định CPTPP cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho cả nền kinh tế nước ta nói chung, trong đó có tỉnh Bắc Giang nói riêng. Vì thế, rất cần sự chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, DN và người dân khi tham gia luật chơi chung này. 

{keywords}

Chuyên gia Nhật Bản Công ty An Ritsu Việt Nam chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác tại KCN Đình Trám trao đổi với công nhân Việt Nam. Ảnh: Việt Hưng

Ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bên cạnh những nhóm ngành hàng được hưởng lợi, một số ngành tốc độ tăng trưởng sản lượng có thể bị giảm như chăn nuôi, chế biến thực phẩm hay dịch vụ bảo hiểm…, trong đó ngành chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Tương lai gần, thịt lợn, gà, bò giá rẻ từ Úc, Chile... sẽ tràn vào Việt Nam. “Về chế biến rau quả xuất khẩu, chỉ có một ít loại sản phẩm này của tỉnh đủ tiêu chuẩn đáp ứng được thị trường khó tính của các nước trong nội khối”, ông Nguyễn Cường nói.

Có thể nói, CPTPP là hiệp định thương mại mang tính mở, với nhiều quy định nhỏ ràng buộc đan xen lẫn nhau, và có hiệu lực ở nhiều giai đoạn cũng như ở mỗi quốc gia khác nhau. Bởi vậy, yêu cầu đầu tiên là cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin. Dự báo về tình hình thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước, để các DN kịp thời nắm bắt yêu cầu về kỹ thuật, quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP; dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

Bên cạnh đó, công tác nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện hiệu quả Hiệp định này. Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, ngành chức năng cần đẩy mạnh việc dạy nghề, gắn kết đào tạo với nhu cầu của DN; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm của tỉnh; thực hiện tốt công tác xã hội hóa đào tạo nghề, nhất là nhóm ngành nghề tham gia Hiệp định CPTPP.

Được biết, Sở Công Thương đang chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, DN, đặc biệt là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân trên địa bàn, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn trực tiếp từ biến động quốc tế. 

Hỗ trợ DN của tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; đẩy mạnh triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư du lịch, phát triển thương mại điện tử để tăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm mở rộng thị trường cho các DN, sản phẩm của tỉnh. 

“Chúng tôi chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan liên quan để hỗ trợ DN của tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, du lịch và thu hút đầu tư. Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các DN của tỉnh trong trường hợp có tranh chấp thương mại”, ông Trần Quang Tấn nói.

Nhật Bản và Canada khẳng định CPTPP "mang lại lợi ích to lớn"
Ngày 28-4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe, đang ở thăm Ottawa, đã cùng hoan nghênh Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chính thức có hiệu lực từ đầu năm nay.
 
Những hàng hóa hưởng lợi lớn từ CPTPP khi xuất khẩu sang châu Mỹ
Trong 11 thành viên tham gia CPTPP, có ba nước mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, những nước này cùng Chile có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Canada (95%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%).
 
Đón cơ hội từ CPTPP
(BGĐT) - Sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực thi hành, để chủ động nắm bắt những cơ hội do Hiệp định mang lại,  nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tích cực đổi mới, sáng tạo, có kế hoạch xây dựng năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
 
CPTPP đem đến cho các doanh nghiệp Canada 500 triệu khách hàng mới
Ngày 11-2, tại Trung tâm Hội nghị Vancouver, Bộ trưởng Đa dạng hóa thương mại quốc tế của Canada, ông Jim Carr cùng Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Cộng đồng, ông François-Philippe Champagne, và đại diện khối doanh nghiệp đã tham dự buổi lễ đánh dấu việc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực.
 
Thái Lan chuẩn bị trình đề nghị gia nhập CPTPP
Truyền thông Thái Lan ngày 9-2 dẫn lời Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak cho biết ông đã chỉ thị Bộ Thương mại nước này trình đề nghị trở thành thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
 
Hội đồng CPTPP khẳng định quyết tâm thực thi đầy đủ thỏa thuận
Ngày 19-1, cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTT) đã được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và tương đương của 11 nước thành viên. Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp là Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.
 

Đỗ Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...