Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Cập nhật: 18:36 ngày 23/05/2019
 (BGĐT) - Ngày 23-5, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước tỉnh kiểm điểm tình hình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, đến ngày 31-3 năm nay, tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV là hơn 2,2 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 51 tỷ đồng so với năm 2018.  

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại buổi làm việc.

Nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hơn 930 tỷ đồng, tăng 2% so với thời điểm 31-12 năm ngoái. 

Một số đơn vị có tỷ lệ nợ xấu nội bảng cao như: Đông Á bank, Techcombank Bắc Giang, VPbank Bắc Giang, Ocean bank Bắc Giang… Đơn vị có nợ xấu ngoại bảng cao như: Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang; Agribank Chi nhánh Bắc Giang II; BIDV Chi nhánh Bắc Giang…

Qua thảo luận, ý kiến của một số ngân hàng thương mại cho rằng thời gian qua, việc xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể, đối với một số khoản vay không có tài sản bảo đảm, khách hàng không hợp tác trong việc trả nợ.

Có khoản vay tuy có tài sản bảo đảm song khách hàng cố tình trì hoãn giao tài sản, thậm chí bỏ trốn, ngân hàng không liên lạc được. 

Đặc biệt, ngân hàng vẫn gặp khó trong việc thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu…

{keywords}

Quang cảnh buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng, bảo đảm sự ổn định nền kinh tế của tỉnh. 

Vì vậy ngay trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước tỉnh cần hoàn thiện quy chế phối hợp xử lý nợ xấu với một số ngành liên quan như: Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, TAND tỉnh, Cục Thuế… để trình UBND tỉnh ban hành; tăng cường công tác quản lý nhà nước, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. 

Đặc biệt, tập trung nâng cao chất lượng thẩm định các dự án vay vốn lớn gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện kịp thời rủi ro. 

Các ngân hàng thương mại khẩn trương xây dựng kế hoạch và chủ động giải quyết nợ xấu. Các cấp chính quyền, ngành liên quan tăng cường phối hợp với ngân hàng đẩy nhanh tiến độ giải quyết nợ xấu, qua đó góp phần giảm tỷ lệ nợ trên địa bàn tỉnh.

Xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại: Khó bán, sang tên tài sản bảo đảm gắn liền với đất
(BGĐT)- Khi doanh nghiệp (DN) vay vốn tại các tổ chức tín dụng thường thế chấp toàn bộ nhà xưởng, máy móc gắn liền với đất thuê. Tuy nhiên, DN làm ăn thua lỗ, phá sản, phía ngân hàng lại chật vật trong việc phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu nợ bởi khó sang tên diện tích đất cho chủ mới, ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu của mình.
 
Chủ động phối hợp xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng
(BGĐT)- Ngày 22-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà chủ trì tổ chức buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang (NHNN tỉnh) để giải quyết khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu tại các TCTD (gọi chung là Nghị quyết 42).
 
Thi hành án liên quan đến nợ xấu tại các tổ chức tín dụng còn bất cập
(BGĐT) - Xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại thường gặp nhiều khó khăn, song vướng mắc lớn nhất hiện nay là thi hành án (THA) tài sản của tổ chức, cá nhân đã thế chấp. Điều này đòi hỏi có sự điều chỉnh, tháo gỡ những bất cập nảy sinh từ cơ chế chính sách đến công tác phối hợp giữa các bên liên quan.
 
Chuyển biến chậm trong xử lý nợ xấu
(BGĐT)- Ngày 21-6-2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Nghị quyết đưa ra những giải pháp cụ thể  nhằm xóa “cục máu đông” của nền kinh tế do các khoản nợ xấu gây ra. Thế nhưng sau hơn một năm triển khai, kết quả xử lý nợ xấu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có nhiều chuyển biến, đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các ngành liên quan và chính các TCTD.
 
Minh Linh
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...