Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giữ ổn định nguồn cung thực phẩm

Cập nhật: 07:00 ngày 25/05/2019
(BGĐT) - Hiện nay, lượng lợn bị dịch bệnh phải tiêu hủy khá lớn. Để bù đắp nguồn cung thực phẩm, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các địa phương tích cực phát triển chăn nuôi các vật nuôi khác, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Giá cả bấp bênh

Gia đình ông Phí Văn Thành, thôn Tân Độ, xã Tân Liễu (Yên Dũng) chăn nuôi vịt gần 20 năm nay. Ông luôn duy trì tổng đàn 1,5 nghìn con vịt đẻ, cung cấp ra thị trường hơn 1,2 nghìn trứng/ngày. Ngoài ra, ông còn tận dụng hơn 1 ha mặt nước để thả cá. Từ chăn nuôi ông thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. 

{keywords}

Ông Phạm Văn Dũng (bên phải), thôn Đồng Thịnh, xã Nhã Nam (Tân Yên) giới thiệu với khách cơ sở chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao.

Ông Thành chia sẻ, hằng năm, trước khi thu hoạch lúa chiêm nửa tháng là ông vào đàn vịt con để sau khi gặt, vịt có thể ra đồng kiếm ăn. “Đầu tháng 5 vừa rồi tôi mua 1,7 nghìn vịt con hậu bị với mục đích kế vào đàn vịt đang sinh sản hiện có. Năm ngoái gia đình tôi nuôi 6 nghìn vịt thịt nhưng năm nay dự kiến chỉ nuôi một nghìn con vì lo thị trường có nhiều biến động”, ông Thành nói.

Thời điểm này, các cơ sở sản xuất gà giống tại Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên… sức tiêu thụ, giá bán đều giảm so với trước. Trong đó, giá gà giống các loại giảm từ 7 đến 9 nghìn đồng/con. Hiện gà đồi thương phẩm tại Yên Thế dao động từ 50 đến 60 nghìn đồng/kg (tùy theo độ tuổi của gà), thấp hơn thời điểm này năm trước hơn 5 đến 10 nghìn đồng/kg. 

Giá vịt thương phẩm dao động từ 40 đến 45 nghìn đồng/kg, giảm khoảng 5 nghìn đồng/kg so với tháng trước (riêng giá vịt lại phụ thuộc vào lứa nuôi, nếu các hộ vào đàn và bán ra cùng thời điểm thì vịt sẽ rẻ và ngược lai). Các loại thực phẩm như thịt bò, trâu vẫn ổn định; thịt dê hơi tăng nhẹ, đạt 145 nghìn đồng/kg.

Ông Giáp Quý Cường, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế nói: “Thông thường, khi nguồn cung thịt lợn giảm thì giá gà, vịt sẽ tăng nhưng năm nay lại hoàn toàn ngược lại, cả trước và sau khi lợn bị dịch bệnh, giá gà, vịt vẫn chững lại. Hiện HTX chúng tôi vẫn chưa có kế hoạch tăng đàn gà thịt”. Được biết, không chỉ HTX của ông Cường mà hầu hết các hộ chăn nuôi trong huyện Yên Thế đều chưa tăng đàn vì đây là thời điểm mùa hè, và giá gà chưa có tín hiệu tăng.

Theo ông Lương Đức Kiên, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện tượng trên chứng tỏ trước mắt nguồn cung thực phẩm ngoài lợn của Bắc Giang vẫn dồi dào. Người chăn nuôi không tái đàn mạnh là do giá gà, vịt đang thấp. Một nguyên nhân nữa, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý e ngại phát sinh dịch bệnh.

Đẩy mạnh chăn nuôi ngoài đàn lợn

Hiện bệnh dịch tả lợn châu phi (DTLCP) vẫn diễn biến phức tạp, đã lan ra 34 tỉnh, TP trên cả nước với hơn 1 triệu con lợn bị tiêu hủy và chưa dừng lại ở đó. Tình hình này ảnh hưởng lớn tới chăn nuôi lợn của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Các đàn lợn khi mắc dịch bệnh đều phải tiêu huỷ, người chăn nuôi hạn chế tái đàn sẽ dẫn tới nguồn cung thực phẩm cho thị trường giảm sút trong thời gian tới.

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, trước thực tế này, Sở đã có văn bản yêu cầu các huyện, TP phát triển các đối tượng vật nuôi khác thay thế chăn nuôi lợn bị giảm sút trong thời gian qua. Theo đó, về gia cầm, tập trung phát triển mạnh đàn gà lông màu thả vườn, gà đồi, gà chuyên đẻ trứng; quan tâm tới các giống gà đang được thị trường ưa chuộng như gà lai chọi, lai đông tảo, gà hồ lai, phấn đấu tăng đàn từ 7% - 10% so với năm 2018, đưa tổng đàn gà của tỉnh đạt 17 triệu con vào tháng 10-2019. Cùng đó, các địa phương cũng tích cực chăn nuôi thủy cầm, chim bồ câu.

Đối với gia súc ăn cỏ, Sở yêu cầu người chăn nuôi tích cực nhân đàn, vỗ béo đàn trâu, bò, dê trước khi giết mổ để nâng cao chất lượng, sản lượng thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thị trường. Các huyện có lợi thế phát triển chăn nuôi trâu, ngựa bạch, dê, thỏ như: Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Việt Yên cần xây dựng kế hoạch và có cơ chế đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT, Bắc Giang hiện có tổng đàn gia cầm 14 triệu con; trâu 47 nghìn con; bò 140 nghìn con; dê 32 nghìn con; lợn hơn 600 nghìn con (giảm khoảng 40% tổng đàn từ khi có bệnh DTLCP),…

Sở Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông tăng cường giúp người dân phòng bệnh cho đàn vật nuôi và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP, chăn nuôi hữu cơ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm...

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài Yên Thế và Lục Ngạn thực hiện các đề án xây dựng vùng nuôi và thương hiệu “Dê núi Hồng Kỳ” (Yên Thế) và “Dê Biên Sơn”, “Trâu Phong Minh”, “Ngựa Phong Vân”, “Gà thiến Tân Sơn” (Lục Ngạn) từ trước khi bệnh DTLCP xuất hiện thì các địa phương vẫn chưa triển khai chỉ đạo của ngành nông nghiệp theo chủ trương trên. Lý do được các nơi đưa ra là đang tập trung nhân lực cho việc chống bệnh DTLCP.

Thiết nghĩ, việc chăn nuôi không phải một sớm một chiều mà hình thành và có sản phẩm xuất bán được. Do đó, các huyện, TP không được chủ quan vì thấy thời điểm này nguồn cung thực phẩm vẫn dồi dào mà lơ là khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi. Bởi ngoài tránh bị động nguồn cung thực phẩm, bù cho lượng thịt lợn thiếu hụt thì việc tăng đàn vật nuôi ngoài lợn cũng làm tăng giá trị, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển ổn định.

Phú Thọ: Triệu tập đối tượng tung tin thất thiệt về bệnh dịch tả lợn châu Phi
Ngày 22-5, Công an huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) cho biết đã triệu tập đối tượng Lê Đình Hùng (sinh năm 1990), trú tại xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy để làm rõ hành vi thông tin sai sự thật về việc trên địa bàn xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi...
 
Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi
Ngày 20-5-2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
 
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày 19-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến trang trại lợn ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh để kiểm tra công tác chống dịch tả lợn châu Phi. Đây là một trong những địa phương có số lượng lợn bị tiêu hủy lớn nhất của Hà Nội.
 
Dịch tả lợn châu Phi lan tới 29 tỉnh, thành phố
Từ ổ dịch ban đầu được phát hiện ngày 1-2 ở Hưng Yên, đến nay dịch đã lan ra 29 tỉnh thành phố, với 1,2 triệu con bị tiêu hủy.
 
Làm sao ăn thịt an toàn khi có dịch tả lợn châu Phi?
Virus tả lợn châu Phi chết trong vòng một phút ở nhiệt độ 100 độ C, do đó nên nấu chín thịt lợn, chọn mua thịt có mỡ trắng sáng. 
 
Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi: Kỳ 2- Khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”
(BGĐT) - Chỉ từ một ổ bệnh ban đầu, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bắc Giang. Trước thực tế này, chính quyền các cấp, cơ quan liên quan, người chăn nuôi cần nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, bất cập để có biện pháp khắc phục, từ đó phòng, chống dịch bệnh hiệu quả hơn.
 
Huy động lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Ngày 13-5, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và chỉ đạo. Tham dự hội nghị có thành viên Ban chỉ đạo quốc gia cùng 63 tỉnh, TP trên cả nước. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.
 
Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi: Kỳ 1- Lúng túng, không đúng quy định
(BGĐT) - Chưa bao giờ dịch bệnh ở đàn lợn lại bùng phát mạnh và gây thiệt hại nặng như năm nay. Thế nhưng ở nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang, công tác phòng, chống dịch bệnh còn bị động, lúng túng.
 

Thế Đại 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...