Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 ở cấp xã: Nhiều vướng mắc, chậm tiến độ

Cập nhật: 13:47 ngày 06/06/2019
(BGĐT) - Nhằm tạo chuyển biến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từ tháng 11-2018, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch xây dựng chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) lên phiên bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại UBND cấp xã.  Trong giai đoạn đầu, việc triển khai công tác này bộc lộ một số bất cập.

Tỷ lệ đạt thấp

Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhằm chuẩn hóa quy trình xử lý thủ tục hành chính (TTHC). Phiên bản này có thể nhận biết rủi ro, cơ hội và kiểm soát sự thay đổi; hiểu, tương tác với các bên liên quan một cách hợp lý.

{keywords}

Người dân đến giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa xã Xương Lâm (Lạng Giang).

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết, ngay sau khi thực hiện thành công hệ thống ISO 9001:2015 tại xã Ninh Sơn, cuối năm 2018, huyện đã phân bổ kinh phí, quán triệt nhân rộng mô hình sang 18 xã, thị trấn còn lại. 

Đến hết quý I năm nay, 100% các xã, thị trấn tại huyện Việt Yên chuyển đổi và áp dụng thành công ISO 9001:2015. Qua đây, thời gian giải quyết TTHC giảm từ 15-30% so với quy định, hồ sơ quá hạn còn rất ít.

Với nhiều ưu điểm nổi bật là vậy nhưng sau hơn nửa năm áp dụng, việc thực hiện HTQLCL theo tiêu chuẩn mới còn chậm, mang tính hình thức; nhiều địa phương thậm chí chưa triển khai.

Từ tháng 3-2019 đến nay, Ban Chỉ đạo ISO tỉnh thành lập 8 đoàn kiểm tra ISO tại 16 xã thuộc 8 huyện. Kết quả cho thấy, hầu hết các xã vẫn áp dụng quy trình ISO phiên bản cũ 9001:2008. Đối với một số đơn vị đã nâng cấp thì chưa tuân thủ trong quá trình thực hiện các bước; còn cập nhật thiếu một số TTHC trên phần mềm dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao, nhiều hồ sơ quá hạn giải quyết.

Đơn cử tại huyện Lục Nam, UBND huyện đã tuyên truyền, phối hợp Sở KH&CN mở các buổi tập huấn tới người đứng đầu và cán bộ công chức phụ trách ISO để chuyển đổi quy trình sang phiên bản 9001:2015. Song đến nay, UBND huyện vẫn chưa bố trí được kinh phí đề triển khai. 

Cụ thể, tại bộ phận một cửa UBND xã Bắc Lũng, mặc dù đơn vị đã có kế hoạch chuyển đổi từ tháng 3-2019 sang phiên bản ISO mới nhưng việc làm này chỉ mang tính hình thức. Phần lớn lượng hồ sơ được cán bộ công chức thực hiện bằng văn bản giấy. Bà Vũ Thị Bé, cán bộ phụ trách ISO xã Bắc Lũng cho biết: “Trung bình mỗi ngày, nơi đây có từ 3-5 lượt người đến đăng ký để giải quyết các TTHC. Một số người dân vẫn cầm trực tiếp giấy tờ lên phòng lãnh đạo để xin chữ ký”.

Tương tự, tại huyện Sơn Động, ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ, các xã vùng cao có những đặc thù riêng như: Dân số ít, KT-XH kém phát triển nên việc phát sinh các TTHC thấp. 

Nhiều xã có ngày không có TTHC nào. Việc chuyển đổi ISO theo quy trình mới cần kinh phí lớn trong khi địa phương đang rất khó khăn, vì vậy đến nay vẫn chưa triển khai.

Khắc phục những hạn chế

Theo ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở KH&CN, tiến độ áp dụng ISO 9001:2015 chậm là do người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm, thiếu quyết liệt trong lãnh, chỉ đạo. Nhiều xã không có cán bộ chuyên môn về lĩnh vực này nên trình độ nghiệp vụ, năng lực thực hiện hạn chế. 

Đến thời điểm này, toàn tỉnh mới có gần 30% UBND cấp xã áp dụng ISO 9001:2015. Đa số những nơi áp dụng thì thực hiện chưa hiệu quả. Một số huyện như Lạng Giang, Lục Nam… chưa bố trí được nguồn vốn.

Mặt khác, các xã chưa kịp thời cập nhật phiên bản ISO mới khi có sự thay đổi của văn bản pháp luật. Trong khi đó, một số địa phương đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, khiến việc bổ sung, nâng cấp các phần mềm theo tiêu chuẩn ISO mới gặp khó khăn. 

Theo đúng kế hoạch đề ra thì đến ngày 31-12-2019, mỗi huyện có hơn 70% UBND cấp xã công bố HTQLCL ISO 9001: 2015. Để bảo đảm tiến độ, ngay từ đầu năm, Sở KH&CN phối hợp cùng phòng Nội vụ các huyện, TP tổ chức hướng dẫn xây dựng và áp dụng HTQLCL cho lãnh đạo các xã, thị trấn, cán bộ phụ trách lĩnh vực ISO; thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra và đôn đốc việc áp dụng của các đơn vị. 

Đối với các địa phương Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Ban Chỉ đạo ISO tỉnh chỉ đạo các huyện cử cán bộ chuyên môn xuống xã hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.

Thực tế, muốn nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cấp xã cần có giải pháp đồng bộ về đầu tư hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức. 

Cơ quan cấp trên thường xuyên kiểm tra, đánh giá nội bộ quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống để kịp thời khắc phục, khó khăn, vướng mắc. Riêng đối với các xã vùng cao huyện Sơn Động, Lục Ngạn, đề nghị Ban chỉ đạo ISO tỉnh nghiên cứu thêm, có cơ chế chính sách hỗ trợ hoặc giảm tỷ lệ ứng dụng quy trình cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015 tại UBND cấp xã
(BGĐT)-Ngày 28-3, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015) vào hoạt động tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh. Tham dự có hơn 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn tại UBND các huyện, TP.
Tập huấn xây dựng quy trình ISO 9001- 2015
(BGĐT) - Ngày 20-3, UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn xây dựng quy trình ISO 9001: 2015.
Áp dụng ISO 9001:2015 tại UBND cấp xã: Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải quyết công việc
(BGDDT)- Việt Yên là địa phương đầu tiên trong tỉnh Bắc Giang hoàn thành xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với hoạt động của 100% UBND cấp xã, sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết công việc.
Tiêu chuẩn ISO 22000: 2005: Giúp doanh nghiệp vượt “rào” kỹ thuật
(BGĐT) - Hiện nay, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000:2005 (ISO 22000). Qua đây giúp các đơn vị thuộc lĩnh vực này có điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vươn tới thị trường các nước khó tính. 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...