Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quan tâm hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi

Cập nhật: 13:50 ngày 07/06/2019
(BGĐT) - Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát khiến hơn 200 nghìn con lợn của Bắc Giang buộc phải tiêu hủy, hàng chục nghìn chủ chăn nuôi, trang trại trắng tay. Để ổn định sản xuất, thời điểm này nhiều hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang đối tượng vật nuôi khác song đang gặp nhiều khó khăn.  

Khát vốn

Như hàng nghìn hộ chăn nuôi tại huyện Lục Ngạn, gia đình ông Hoàng Văn Bảo, thôn Ngọt, xã Hồng Giang đã bị DTLCP “cướp” mất đàn lợn thịt 22 con, mỗi con nặng gần 1 tạ. Thiệt hại trước mắt tuy không lớn nhưng chẳng biết bao giờ gia đình ông mới có thể nuôi lợn trở lại vì lo ngại mầm bệnh còn lưu cữu. 

{keywords}

Anh Đăng tự lắp đặt lại hệ thống điện trong trang trại để chuyển sang nuôi vịt.

Trước đó, mỗi năm ông Bảo nuôi hơn 200 lợn thịt, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Là hộ thuần nông, gia đình ông chủ yếu trông vào nguồn thu từ chăn nuôi lợn và cây ăn quả nhưng năm nay, vải thiều mất mùa, lợn lại mắc dịch.

Trước thực tế đó, gia đình đã tận dụng khu chuồng trại chuyển sang nuôi chim bồ câu sau khi tiêu độc, khử trùng theo quy định. Cuối tháng 5 vừa rồi, ông đầu tư hơn 100 triệu đồng mua 400 đôi chim bồ câu Pháp để chăn thả. Gia đình dự tính nuôi 1.000 đôi bồ câu nhưng giá giống hiện đang tăng cao, từ 170 nghìn lên 200 nghìn đồng/đôi nên chưa dám mở rộng sản xuất.

Không phải hộ chăn nuôi nào cũng có sẵn nguồn vốn như gia đình ông Bảo. Anh Đặng Hồng Đăng, thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái (Hiệp Hòa) cho hay, đầu tháng 4 vừa rồi, bệnh DTLCP đã khiến 225 con lợn trong trang trại của anh buộc phải chôn hủy, tương ứng hơn 12 tấn. Mặc dù vẫn còn nợ ngân hàng hơn 1 tỷ đồng vay xây dựng trang trại và mua cám nhưng gia đình anh vẫn phải huy động hơn 100 triệu đồng để sửa chữa chuồng trại chuyển sang nuôi vịt thịt. 

Hiện anh đã cải tạo xong 700m2 sàn lưới và chuồng úm vịt. Anh Đăng giãi bày: “Vợ chồng em dự kiến vào đàn 4 nghìn vịt con nhưng hiện chưa đủ vốn. Chúng em mong từng ngày được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước cho đàn lợn bị tiêu hủy để trả bớt nợ và phát triển sản xuất”.

Ông Lê Văn Dương, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Bắc Giang có hơn 62,2 nghìn hộ, trang trại chăn nuôi lợn. Trong đó, chưa đến 1 nghìn trang trại quy mô lớn. Số lợn chết do mắc dịch vừa rồi chủ yếu rơi vào các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện tại đã có nhiều gia đình chuyển đổi sang nuôi gia cầm, thủy cầm, chim bồ câu. 

Tuy nhiên, việc chuyển đổi vật nuôi khu vực nông hộ đang gặp khó về vốn. Ông Nguyễn Văn Binh, thôn Yên Tập, xã Yên Lư nói: “Mỗi năm nhà tôi xuất chuồng gần 100 lợn thịt, thu nhập chính của gia đình từ chăn nuôi lợn. Nay lợn không còn, gia đình tôi hiện rất cần vốn vay để phục hồi sản xuất”.

Khắc phục khó khăn

Theo quy định của Chính phủ, nguồn hỗ trợ các trang trại, hộ gia đình có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh bao gồm: Ngân sách Trung ương 70%, còn lại là ngân sách tỉnh. Chủ trương của tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan, chủ trang trại, hộ chăn nuôi hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ tiêu hủy lợn. Khi nào có kinh phí hỗ trợ của Trung ương, tỉnh sẽ bố trí ngân sách địa phương để cấp cùng. Vì thế việc phải chờ nguồn hỗ trợ của Nhà nước là khó tránh khỏi. Các hộ chăn nuôi nên chủ động tìm nguồn lực để chuyển đổi vật nuôi, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh yêu cầu người dân cần tích cực phòng, chống bệnh DTLCP, cố gắng giữ bằng được đàn lợn nái để phục vụ tái đàn khi hết dịch; tiêm đúng, đủ vắc xin cho đàn vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Các cơ sở, người chăn nuôi cần chủ động nhập giống vật nuôi khác (ngoài lợn) rõ nguồn gốc, chủng loại, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả sản xuất.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Bắc Giang II thông tin: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách riêng đối với các khách hàng vay vốn phát triển sản xuất, trong đó có chăn nuôi lợn. Cụ thể, nếu người chăn nuôi bị thiên tai, địch họa thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn khoản nợ đó hoặc điều chỉnh các kỳ hạn trả nợ nếu khách vay vốn trung hạn”.

Định hướng chăn nuôi đạt hiệu quả trong thời gian tới, ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT lưu ý, mặc dù nhiều hộ dân trong tỉnh có ý định nuôi lợn trở lại song theo chỉ đạo của tỉnh và ngành nông nghiệp là không tái đàn cho đến khi công bố hết dịch. Các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy nên tận dụng chuồng trại có sẵn, chuyển đổi sang các vật nuôi khác phù hợp với từng vùng, địa phương. Trong đó, ưu tiên nuôi gia cầm, thủy cầm, chim bồ câu vì vòng quay ngắn, vốn đầu tư không lớn. Bên cạnh đó, các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động ngoài nuôi gia cầm nên tận dụng đất vườn đồi để phát triển chăn nuôi dê, trâu, bò, ngựa…

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại trên 3.600 tỷ đồng
Đến ngày 3-6-2019, dịch tả lợn châu Phi đã khiến trên 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi đến thời điểm này đã khoảng 3.600 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu 'chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương xử lý nghiêm người khai không đúng số lượng, trọng lượng lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị tiêu huỷ. 
52 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 52 tỉnh, thành tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trên 2,2 triệu con lợn đã phải tiêu hủy. 
Đã có 10 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Trong mấy ngày qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) liên tục xuất hiện tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nâng tổng số địa phương có dịch bệnh lên 10/13 tỉnh, thành phố. Hiện chỉ còn Long An, Bến Tre và Trà Vinh là chưa phát hiện dịch bệnh.
Lạng Giang phát động chiến dịch phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)- Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 27-5-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), sáng 1-6, huyện Lạng Giang đồng loạt tổ chức phát động Chiến dịch ra quân phòng, chống bệnh DTLCP tại 23/23 xã, thị trấn trong huyện.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...