Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh trên đàn lợn: Bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng

Cập nhật: 08:19 ngày 13/06/2019
(BGĐT) - Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã khiến hàng trăm nghìn con lợn trong tỉnh Bắc Giang mắc bệnh, thiệt hại lớn về kinh tế. Tuy nhiên, nhiều hộ có lợn chết, tiêu hủy vẫn băn khoăn về chính sách hỗ trợ. 

Thiệt hại nặng

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay toàn tỉnh tiêu hủy hơn 220 nghìn con lợn. Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam là ba địa phương có số lợn chết cao. Riêng Lục Ngạn có số lợn phải tiêu hủy cao nhất tỉnh, hơn 41 nghìn con. 

{keywords}

Lực lượng chức năng xã Phồn Xương (Yên Thế) vệ sinh tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch.

Lý giải về tình trạng này, cơ quan chuyên môn của huyện cho biết do đang diễn ra mùa vải thiều, lượng người, phương tiện dồn về địa bàn huyện đông đúc nên rất khó kiểm soát. Thêm vào đó người dân tập trung thu hoạch cây ăn quả, một số hộ lơ là chăm sóc vì vậy dịch bệnh lan rộng.

Tại huyện Lạng Giang, số lợn chết tương đương khoảng 1,6 nghìn tấn. Trong đó, xã Xuân Hương là một trong những địa bàn có lợn phải tiêu hủy lớn với hơn 120 tấn. Gia đình ông Nguyễn Văn Yên, thôn Chùa phải tiêu hủy gần 200 con lợn nái, thương phẩm và lợn con. 

Theo ông Yên, thu nhập chính của cả nhà trông vào đàn lợn nên vật nuôi phải tiêu hủy khiến kinh tế gia đình khó khăn. Khi lợn ốm, ông đã báo với chính quyền địa phương, tuân thủ các bước theo quy định và được hỗ trợ tiêu hủy. Ông Yên nói: “Tôi chỉ biết Nhà nước có hỗ trợ đối với hộ có vật nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh song mức cụ thể thế nào, bao giờ kinh phí đến người dân thì chưa rõ”.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Cầm, chủ hộ ở thôn Nam Sơn, xã Đồng Phúc (Yên Dũng) có hơn 100 con lợn phải tiêu hủy cũng chưa có thông tin chính xác về chính sách hỗ trợ. Anh Cầm mong muốn, nếu có nguồn kinh phí hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi dịch bệnh thì cần cấp sớm, qua đó giúp người chăn nuôi có điều kiện vào đàn vật nuôi mới, ổn định sản xuất, đời sống. 

Lợn con, lợn thịt các loại mức hỗ trợ theo giá trị lợn hơi bằng 80% giá thị trường tại thời điểm theo thông báo giá của Sở Tài chính. Đối với lợn nái (đã sinh một lứa trở lên), lợn đực giống đang khai thác mức hỗ trợ 1,5 lần so với lợn thịt các loại.

Được biết, vợ anh Cầm thường xuyên đau ốm. Để có tiền chữa bệnh, vợ chồng anh chị tập trung đầu tư chăm sóc đàn lợn với hy vọng có khoản thu kha khá nhưng lại gặp phải dịch bệnh, lỗ vốn hàng trăm triệu đồng.

Tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, cử tri các huyện Tân Yên, Lục Nam, Hiệp Hòa…, nhiều ý kiến nêu về việc hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Không để trục lợi từ chính sách

Liên quan đến kiến nghị của hộ chăn nuôi, theo ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, việc hỗ trợ cho người dân rất rõ ràng. Cụ thể, căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và một số quy định khác, liên sở: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT đã ban hành trình tự, thủ tục thanh quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch trên đàn lợn năm 2019. 

Cụ thể, đối với lợn con, lợn thịt các loại mức hỗ trợ theo giá trị lợn hơi bằng 80% giá thị trường tại thời điểm theo thông báo giá của Sở Tài chính. Đối với lợn nái (đã sinh một lứa trở lên), lợn đực giống đang khai thác mức hỗ trợ 1,5 lần so với lợn thịt các loại. 

{keywords}

Cân lợn trước khi tiêu hủy tại xã Bích Sơn (Việt Yên).

Điều kiện hỗ trợ là trường hợp đã công bố dịch và trường hợp đặc biệt, lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh (lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi) buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn để phòng, chống dịch động vật lây lan; kể cả khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật. Đối tượng được hỗ trợ là hộ chăn nuôi .

Tính toán sơ bộ, tổng thiệt hại về đàn lợn của tỉnh lên đến hơn 300 tỷ đồng. Theo Nghị định 02 của Chính phủ, ngân sách T.Ư hỗ trợ người dân 70% tổng số kinh phí thiệt hại. Như vậy, nếu tính tỷ lệ như trên thì ngân sách T.Ư cấp cho tỉnh hơn 200 tỷ đồng còn lại là nguồn của tỉnh.

Về thời điểm hỗ trợ, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin, dù biết người dân rất sốt ruột nhưng do T.Ư chưa cấp kinh phí, tỉnh cũng chưa thể cân đối được nguồn nên việc hỗ trợ vẫn phải chờ T.Ư. Khi được cấp trên phân bổ kinh phí, tỉnh sẽ hỗ trợ người dân từ hai nguồn một thể. Vấn đề quan trọng hiện nay là các địa phương cần thiết lập hồ sơ bảo đảm tuân thủ quy trình, thuận lợi cho việc thanh quyết toán sau này.

Kiểm tra tình hình phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái lưu ý, trong quá trình thực hiện có thể xảy ra tình trạng tiêu cực trong quá trình tiêu hủy lợn với những biểu hiện như: Cấu kết cân đong không chính xác trọng lượng lợn; không chở lợn đến điểm tiêu hủy mà lại thịt đem bán hoặc bơm nước vào bụng lợn để tăng trọng lượng; chôn lợn xuống, sau đó lại đào lên… 

Vì vậy, tỉnh đang chỉ đạo Công an tỉnh xây dựng chuyên án điều tra liên quan đến việc tiêu hủy, hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi; kiên quyết không để xảy ra tình trạng trục lợi từ chính sách.

Xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho dân có lợn mắc dịch tả châu Phi
Chiều 7-6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh về phương án hỗ trợ tài chính từ ngân sách Trung ương trong xử lý bệnh dịch tả lợn châu Phi. 
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại trên 3.600 tỷ đồng
Đến ngày 3-6-2019, dịch tả lợn châu Phi đã khiến trên 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi đến thời điểm này đã khoảng 3.600 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu 'chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương xử lý nghiêm người khai không đúng số lượng, trọng lượng lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị tiêu huỷ. 
52 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 52 tỉnh, thành tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trên 2,2 triệu con lợn đã phải tiêu hủy. 
Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi
Ngày 20-5-2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày 19-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến trang trại lợn ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh để kiểm tra công tác chống dịch tả lợn châu Phi. Đây là một trong những địa phương có số lượng lợn bị tiêu hủy lớn nhất của Hà Nội.
Trường Sơn
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...